ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 267

Một quan sát đời sống không định kiến, cũng như một thái độ chú ý tới ý

nghĩa của các sức mạnh bên trong tác động ở trong đó, chính là của khởi nguyên
tinh thần ở hiện hữu nhân bản, dễ dàng phát hiện ra tính hời hợt và trá ngụy của
tâm trạng thống tri phổ biến ấy. Hơn nữa nó mâu thuẫn với chính bản chất của
định hướng đạo đức Kitô giáo.

Chúng tôi đã buộc phải phần nào đụng chạm đến đề tài này, khi thảo luận về

bàn chất của “quyền tự nhiên” như biểu hiện chưa hoàn hảo không tránh được
của sự thật Kitô giáo và của ý nghĩa chủ nghĩa hiện thực Kitô giáo (chương V,
mục 5). Bây giờ chúng ta cần phải thảo luận kĩ càng mối tương quan giữa hai loại
hoàn thiện ấy.

Như đã được chỉ ra, tính tích cực đạo đức Kitô giáo theo thực chất cơ bản

không đổi của nó, là việc trút vào cõi trần gian sức mạnh ân phúc của tình thương
yêu, tức là đưa điều thiện vào các linh hồn con người, và như vậy là vào các mối
quan hệ cá nhân trực tiếp giữa các con người. Dù cho ý thức đạo đức Kitô giáo,
như chúng ta đã thấy, hoàn toàn không cố ý đặt ra nhiệm vụ cải thiện tình trạng
chung của đời sống, mà chỉ bằng lòng với trợ giúp cụ thể cho những con người
cụ thể trong nhu cầu thường nhật của họ về tinh thần và vật chất, thế nhưng đinh
hướng ấy gắn với ý thức rằng, chính tính tích cực của tình thương yêu loại này là
con đường chủ yếu, cơ bản quy định tất cả mọi thứ dẫn đến việc hoàn thiện chung
của đời sống. Gắn với những điều đã nói ở trên (chương V, mục 5), cần phải nhận
xét rằng, giáo hội Kitô giáo tiên khởi nói chung không đặt ra vấn đề thay đổi trật
tự
chung của đời sống cũng như các chuẩn mực và định chế pháp luật tác động ở
trong đó, mà ngược lại, đã dạy bảo phải ôn hòa chịu đựng chúng, như chúng đang
là thế, - bao gồm ngay cả định chế phản-Kitô giáo theo thực chất, như chế độ nô
lệ. Thế nhưng giáo hội ấy đã dạy đưa vào tất cả các trật tự của đời sống tinh thần
của tình thương yêu, mối quan hệ huynh đệ đối với các người gần, quan tâm đến
các nhu cầu của họ, thái độ tôn trọng phẩm giá của mỗi cá nhân như hình tượng
và tương đồng với Thượng Đế, như thành phần có giá tri ở cơ thể ân phúc giáo
hội Kitô giáo (những bằng chứng kinh điển của tâm trạng này trong các thư tín
của vị tông đồ Paul - 1 Cor. 7, 20-24, EfeS. 6, 1-9, KolosS. 3, 12-25, 4, 1, 1 Tim.
6,1-2 và thư tín gửi Philimon). Như mọi người đều biết, chính bằng cách này mà
chế độ nô lệ không những đã trở nên nhẹ nhàng hơn, mà dần dần tự chết đi khá
lâu trước khi bản thân định chế nô lệ bị bãi bỏ trong trật tự pháp luật.

Trước khi làm sáng tỏ toàn bộ ý nghĩa của con đường hoàn thiện đạo đức

bèn trong của cuộc sống ấy, chúng ta sẽ xem xét con đường thứ hai - hoàn thiện
những trật tự chung của cuộc sống - và đánh giá đạo đức đối với nó. Từ nguyên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.