9. Hoàn thiện đạo đức cõi trần gian. Các nhiệm vụ và
thực chất của chính sách Kitô giáo
Trong phần những kiến giải dẫn nhập của chương này đã chi ra rằng, việc
hoàn thiện đạo đức của đời sống có thể mang tính song đôi: nó hoặc là việc hoàn
thiện đạo đức thực chất trong ý nghĩa đưa điều thiện vào các linh hồn con người,
giáo dục đạo đức cho chúng, - hoặc là việc hoàn thiện trật tự đời sống, tác động
tới các chuẩn mực và các định chế ở trong đó.
Trong nỗ lực đạt được mục đích nào đó, con người nói chung thiên vè trước
hết tìm đến các phương tiện đơn giản nhất, dễ dàng có được, tác động từ bên
ngoài, và cố tránh các phương tiện khó khăn hơn, không dễ làm chủ được, tác
động vô hình nhiều hơn và từ chiều sâu. Vì vậy con người cũng có xu hướng
phóng đại ý nghĩa của các phương tiện trước và bỏ qua ý nghĩa của các phương
tiện sau. Trải nghiệm cuộc sống chỉ dần dần mới dạy cho con người hiểu được
rằng, thường thì dù sao các phương tiện khó đạt được và tác động từ bên trong,
cũng thực sự có hiệu quả hơn. Niềm tin rằng, cuộc sống được hoàn thiện đơn
giản và dễ dàng hơn cả bằng việc cải thiện các trật tự và kết cấu bên ngoài của
nó, dẫn xuất ra chính từ cái xu hướng chung ấy của tư duy con người.
Tuy nhiên cái thành kiến này đặc biệt phổ biến và gia tăng trong những thế
kỷ gần đây do gắn với một lầm lẫn cơ bản, có thể gọi là một dị giáo cơ bản của
thời đại mới, theo đó thì bản chất con người tự thân nó là hợp lí và thiện hảo,
hoàn toàn chẳng cần phải cải thiện. Cái ác trong đòi sống, theo quan niệm này,
xảy ra nói chung chi vì một nguồn gốc duy nhất - trật tự hay kết cấu không đúng
đắn của đời sống con người (mặc dù ở đây vẫn còn không hiểu nổi làm sao mà
con người hoàn hảo cho đến nay lại có một trật tự đời sống không hoàn hảo, xấu
xa và bất hợp lí đến thế). Con người đương đại, ít nhất cũng bắt đầu từ nửa cuối
thế kỷ XVIII, tin chắc rằng việc hoàn thiện đòi sống đơn giản là trùng khớp với
việc hoàn thiện kết cấu chính trị và xã hội của nó, với các cải cách xã hội. Ngược
lại, nhiệm vụ chỉnh đốn đạo đức và tinh thần bên trong của con người trong so
sánh với nhiệm vụ trên bị đẩy xuống dưới, ít nhất cũng bị xem là thứ yếu, không
quan trọng bằng và không đặt kì vọng nhiều vào chúng trong sự nghiệp cải thiện
chung đời sống.