tắc đạo đức chung đã giải thích ở trên, liên quan đến chuyện khác, theo đó mỗi
con người do tính thống nhất toàn thể của hiện hữu đạo đức tinh thần, nên phải
chịu trách nhiệm trước số phận của tất cả mọi người về tất cả cái ác ngự trị trên
thế gian, cũng như phải có trách nhiệm đấu tranh hiệu quả với cái ác và vun hồng
điều thiện, - từ nguyên tắc này dù sao vẫn suy ra rằng ý thức Kitô giáo như nó là
thế, tức là ở trong tính tập thể của nó, nói cách khác, giáo hội Kitô giáo, thế giới
Kitô giáo (chrétienté), xét như một thể thống nhất, mà lại như một thể thống nhất
bao trùm toàn bộ phát triển lịch sử, - trong tư cách một nhiệm vụ dẫn xuất, cũng
có cả trách nhiệm Kitô giáo hóa một cách sáng tạo các điều kiện chung của đời
sống thế gian, tức là cải tạo lại nó theo định hướng làm cho nó phù hợp tối đa với
sự thật Ki tô giáo, - nói tóm lại là thực hiện chính sách Kitô giáo. Nếu như giáo
hội Kitô giáo tiên khởi hoàn toàn bỏ qua hay là thậm chí bác bỏ nhiệm vụ ấy, thì
chúng ta cần phải có đủ tự do tinh thần để hiểu rằng, chuyện này là do những
nguyên nhân đặc biệt mà sau này đã mất đi ý nghĩa của nó, nên vì vậy, dù nói
chung với tất cả tính đầy đủ và cường độ mẫu mực của ý thức Kitô giáo ở nó,
giáo hội ấy đối với chúng ta về phương diện này không thể có ý nghĩa của một
mẫu mực tuyệt đối. Phần nào điều này là hệ quả tình thế của giáo hội tiên khởi
như một thiểu số rạt nhỏ bé và bị truy đuổi ở trong xã hội hội đó - do vậy nó hoàn
toàn bận rộn với việc đơn giản bảo vệ cho được kho báu tinh thần vốn được ủy
nhiệm cho nó trước các sức mạnh thù địch của cõi trần gian, - phần nào nữa là hệ
quả từ niềm tin vào hồi kết thúc sắp đến của cõi trần gian, khiến cho mọi công
việc cải thiện kết cấu trần gian của đời sống trở thành chẳng mấy quan trọng.
Trong những điều kiện khác, ví dụ như thời đại tiêu vong của thế giới cổ đại và
cuộc xâm lăng của các rợ tộc, thì cũng giáo hội ấy lại trở thành thủ lĩnh của
nhiệm vụ ổn định, làm lành mạnh và hoàn thiện cõi trần gian. Ngày nay chúng ta
đang sống trong thời đại tương tự như thời đại sụp đổ của thế giới cồ đại, vì vậy
mà hoàn toàn theo lẽ tự nhiên ý thức Kitô giáo lại đứng trước nhiệm vụ phục
hưng đạo đức và hoàn thiện các trật tự chung đời sống trần gian của con người.
Ở phần trên, liên quan đến vấn đề khác (chương V, mục 5) chúng tôi đã bác
bỏ học thuyết bị xuyên tạc bởi tính tỉnh lẻ về tinh thần và tính hạ nhục tinh thần,
theo đó thì đời sống xã hội-nhà nước hay là các trật tự chung trong đời sống trần
thế của con người nói chung bị loại ra khỏi thành phần của ý thức Kitô giáo, - ra
khỏi mối quan tâm về đời sống đạo đức-chính đáng. Chúng tôi đã chỉ ra ở đó
rằng, không thể nào vạch ra ranh giới nghiêm khắc, rành mạch giữa cái gọi là đời
sống “cá nhân” hay “riêng tư” của con người và đời sống xã hội, và rằng xã hội
hay nhà nước giống như mọi tập thể con người đối với ý thức đạo đức có trách