Một mặt khác, ở đây mối gắn kết ngược lại cũng là khả dĩ: trật tự pháp luật
chung do lập pháp hay nhà cải cách chính trị thiết lập nên, có thể có tác động giáo
dục lên người ta, dạy cho họ hướng đến những khái niệm đạo đức cao cả và nhiều
đòi hỏi hơn, hướng đến hành xử đạo đức nghiêm khắc hơn; hoặc trái lại, nó có
thể hạ thấp trình độ đạo đức của họ và làm đồi bại họ (về mối quan hệ này chúng
ta nhớ lại ảnh hưởng của các chuẩn mực pháp luật được quyết định bởi những ý
tưởng bất khoan dung về tôn giáo, đấu tranh giai cấp hay lòng căm thù sắc tộc).
Điều này quyết định ý nghĩa và bản chất việc hoàn thiện đạo đức của trật tự
chung ở đời sống con người. Việc hoàn thiện này theo thực chất là ‘việc tự giáo
dục tập thể của nhân loại - kết quả của những nỗ lực tập thể “Kitô giáo hóa” đời
sống, tức là tiệm cận tùy theo sức mình tới những di huấn của sự thật Kitô giáo
về các trật tự và các điều kiện chung của đời sống con người. Trong đó - bất chấp
các xu thế khá phổ biến của thói cuồng tín chính trị và chủ nghĩa duy chính trị
một chiều cũng như các ảo tưởng sinh ra từ đó - con đường dẫn đến các kết quả
hữu hiệu và bền vững tối đa chính là con đường từ bên trong tỏa ra bên ngoài, từ
cuộc sống cá nhân đi đến cuộc sống xã hội, - nói cách khác, con đường hoàn
thiện các quan hệ chung đi qua giáo dục đạo đức cá nhân. Đây là con đường cơ
bản, con đường vương giả hoàn thiện Kitô giáo chân chính cho cuộc sống, trên
con đường ấy thông qua rao giảng tình thương yêu, lòng thương cảm, thái độ tôn
trọng con người, kiềm chế các ham muốn tăm tối, ích kỉ, hỗn loạn tự phát, thông
qua sự giáo dục tương ứng, thông qua tính tích cực sư phạm và truyền giáo mà
đặt được các nền móng vững chắc cho một trật tự đời sống xã hội tốt đẹp hơn,
công bằng hơn, thấm đậm nhiều hơn tình thương yêu và thái độ tôn trọng con
người. Chính bằng cách như vậy đã tạo ra được một thứ có đầy đủ cơ sở để mệnh
danh là nền văn hóa Kitô giáo của châu Âu. Ví dụ như trên con đường ấy chế độ
nô lệ, như đã được chi ra, đã tự nó dần dần chết đi ngay cả trước khi nó bị bãi bỏ
trong trật tự lập pháp, hay là ở trong đời sống của các bộ tộc châu Âu hãy còn
khá hoang sơ, vừa mới tiếp thu Kitô giáo, các cơ sở luật pháp quốc tế đã được
củng cố, thái độ trung thành với các thỏa thuận thiết lập bởi thề bồi, đã được tuân
thủ, tức là đã tồn tại trong tư cách một hiện thực vững chắc tất cả những gì mà ở
thời đương đại hiện nay bị nhiều người xem là ảo tưởng ngây thơ và tức cười.
Nhân chuyện này chúng tôi sẽ làm sáng tỏ một mối tương quan cực kì quan
trọng mà các nhà cải cách chính trị thường xuyên không để ý đến, gây tổn thất
lớn cho đời sống con người. Sự cần thiết được chỉ ra ở trên trong cải cách đời
sống xã hội, phải tính đến “kĩ thuật” được xác định bởi các tính chất chung của
bản chất con người, còn có một khía cạnh nữa sâu sắc hơn. Các cải cách xã hội