ngoài cải thiện các điều kiện của cuộc sống, theo quy tắc chung chỉ có ý nghĩa cải
thiện kĩ thuật và tổ chức đời sống xã hội vốn đã được giải thích ở trên, tức là bảo
vệ nó ngăn chặn cái ác từ bên ngoài, chứ tuyệt nhiên không có ý nghĩa hoàn
thiện đạo đức theo thực chất cho nó. Khác biệt ở đầy đại khái cũng giống như
giữa các biện pháp cảnh sát và hình sự bảo vệ cuộc sống trước các tội ác, - và các
biện pháp giáo dục nhằm khắc phục ý chí tội ác từ bên trong, thông qua việc cải
thiện đạo đức của con người.
Không bao giờ được quên rằng các biện pháp luật pháp mang tính trực tiếp
chống lại cái ác, ví dụ như chống lại các khuyết tật (say rượu, đồi trụy, cờ bạc),
hay chống lại biểu hiện tàn nhẫn, vị kỉ, bóc lột, bất công - về thực chất theo
phương pháp tác động cơ bản của nó là cấm đoán hay cùng lắm là cưỡng bức.
Thực chất đó luôn luôn là các biện pháp tác động lên ý chí con người từ bên
ngoài, hoặc là ngăn chặn con đường dẫn đến hành động của nó vào cuộc sống,
hoặc giả bằng cách cưỡng bức nó hành động theo một cung cách nhất định. Có
lần Lassale trong khi chế nhạo chính sách kinh tế-xã hội theo khuynh hướng tự
do, đã nói rằng chính sách ấy quy giảm nhà nước thành vai trò của “người gác
đêm”. Lời phê phán ấy hoàn toàn chính đáng vì rằng trách nhiệm của nhà nước
không phải chỉ có việc bảo vệ an toàn cho các công dân, mà còn phải tác động
tích cực lên tình trạng an sinh, sức khỏe, việc giáo dục và học hành của họ và
nhiều thứ khác nữa. Thế nhưng nếu nhà nước là một thứ gì đó khác với “người
gác đêm”, thì mặt khác phải để ý rằng kẻ thực hành mọi chuẩn mực nhà nước
bằng cưỡng bức suy đến cùng đều là cảnh sát, nên vì vậy cái nhà nước mưu toan
vì lợi ích xã hội mà chuẩn mực hóa toàn bộ cuộc sống con người và chỉ đạo nó
[...] theo một cung cách định mệnh, sẽ biến thành nhà nước cảnh sát tuyệt đối.
Hoạt động của cảnh sát theo đúng thực chất của sự vật thì đều quy về chức năng
cưỡng bức; nhiệm vụ của cảnh sát, như một thường dân trong [tác phẩml của
Gleb Uspensky thể hiện, bao hàm công việc “lôi đi và không cho làm”. Trong khi
đó ý chí độc ác hay các động cơ có hại cho xã hội không bị trừ bỏ đi, thực chất
không bị nhổ tận gốc, mà chỉ bị kiềm chế trong các biểu hiện của nó, tựa hồ như
nhét sâu vào bên trong. Thế nhưng cưỡng bức kiểu đó có những giới hạn nội tại
nào đó cho hiệu quả của nó; và những giới hạn ấy thực chất cũng chính là những
giới hạn của mọi hoàn thiện đời sống theo kiểu nhà nước-pháp luật tự động hóa.
Cưỡng bức là cần thiết để kiềm chế ý chí tội lỗi của con người, để bảo vệ cuộc
sống khỏi có những hậu quả tai hại của nó. Tuy nhiên, mưu toan định hướng toàn
bộ cuộc sống bằng cưỡng bức không những dẫn đến chế độ nô lệ, mà còn dẫn
đến cuộc nổi loạn không tránh khỏi của những sức mạnh ác độc ở trong đó,