ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 273

những sức mạnh này luôn luôn tìm được những phương cách mới mẻ để bộc lộ
ra. Thậm chí có thể còn nói được nhiều hơn nữa: ngay cả cưỡng bức đạo đức, tức
là không viện đến sức mạnh vật thể của các nhân viên quyền lực, - thì ở đâu mà
nó tác động lên ý chí đơn giản từ bên ngoài trong tư cách trấn áp dư luận xã hội, -
có thể bị cảm thấy như nền độc tài không thể chịu nổi và thực chất đó cũng chính
là nền độc tài; kết quả của nó thường hoặc là việc đầu độc bên trong cuộc sống
đạo đức bằng trá ngụy và thói đạo đức giả Pharisees, hoặc là phản ứng lại trong
hình thức bùng nổ của tình trạng buông thả về đạo đức.

Những kiến giải này xác định thái độ Ki tô giáo đối với các kế hoạch cải

cách xã hội trong trật tự các biện pháp lập pháp cũng như các biện pháp chuẩn
hóa và kiểm soát nhà nước, - và nói riêng là thái độ Kitô giáo đối với vấn đề hiện
nay đang ở trung tâm sự chú ý của xã hội, - cuộc cải cách lập pháp đối với các
quan hệ xã hội. Nếu Kitô hữu cần phải tán thành về nguyên tắc các biện pháp lập
pháp nằm trong lợi ích của một trật tự hợp lí và công bằng của đcrt sống con
người, hạn chế thoi vị kỉ cũng như thói tùy tiện của con người, hay là những biện
pháp chống lại tình trạng hỗn loạn xuất hiện từ tác động không bị ngăn cản của
các ham muốn tự phát ở con người, thì đồng thời Kitô hữu cũng phải ý thức cả
tính hạn chế không tránh khỏi đối với tác động ân phúc của những biện pháp
kiềm chế ý chí từ bên ngoài như thế, và ý thức được sự cần thiết của một nền tảng
khác sâu sắc ham, vì một trật tự hợp lí và công bằng. Ví dụ như Kitô hữu có thể
và cần phải đồng cảm với kiểm soát của nhà nước đối với đồi sống kinh tế - ở chỗ
nào mà nó quả thực bảo vệ cuộc sống xã hội khỏi tình trạng mất trật tự và bất
công, - nhưng anh ta sẽ phản đối chống lại mưu toan thiết lập việc lãnh đạo nhà
nước đối với toàn bộ đời sống kinh tế, tức là chống lại ý đồ dùng cưỡng bức nhà
nước nhằm bắt buộc người ta phải hành động hợp lí và vị tha. Để chống lại ý đồ
ấy, anh ta đề ra nhiệm vụ giáo dục cá nhân và tập thể đối với ý chí con người theo
hướng hoàn thiện đạo đức. Hoặc giả, vì là chuyện đề cập đến các cải cách lập
pháp, trong khi thừa nhận sự cần thiết của một bảo đảm xã hội tối thiểu nào đó
trong hình thức tác động tự động của luật pháp, anh ta sẽ đòi hỏi những cải cách
(như đã được chỉ ra) tự thân chúng có thể có tác động giáo dục lên ý chí con
người. Nói tóm lại, trong khi ý thức được trách nhiệm Kitô giáo của mình ủng hộ
các biện pháp cưỡng bức tổ chức mang tính tập thể, trong việc chăm sóc tới số
phận của các người gần, anh ta sẽ đồng thời bác bỏ mọi thái độ cuồng tín chính
trị và xã hội,
mọi niềm tin vào khả năng và thậm chí mong muốn có những biện
pháp trật tự cơ giới bên ngoài, nhằm thực hiện đầy đủ điều thiện trong các mối
quan hệ con người. Anh ta sẽ đối lập lại niềm tin ấy bằng lời nói của Đức Kitô:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.