ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 271

chỉ có được kết quả và dẫn đến điều thiện trong trường hợp và theo mức độ, khi
chúng tính đến trình độ đạo đức hiện đang có ở những người mà cải cách hướng
đến. Ví dụ như mức độ hà khắc hay nhẹ nhàng tương đối của các trừng phạt hình
sự, số lượng tự do và tự quản được dành cho các công dân hay các nhóm người,
hay các cộng đoàn riêng biệt, phạm vi tự do ngôn luận v.v. hoàn toàn được quyết
định bởi tình trạng đạo đức của những người mà nó hướng tới. Bất cứ nhà sư
phạm nào cũng thấy hiển nhiên là các trật tự sư phạm áp dụng cho các đứa trẻ và
các học viên lứa tuổi ấu thơ, phải khác với các thiếu niên, các học sinh lớn tuổi
hơn hay là các sinh viên, rằng, ví dụ như, việc lựa chọn các môn học là chuyện tự
nhiên ỏ trường đại học, nhưng hẳn sẽ là chuyện tai hại nếu áp dụng ở trường tiểu
học. Thế nhưng người ta có xu hướng thường xuyên quên mất rằng, mối tương
quan tương ứng cũng có hiệu lực đối với đời sống xã hội nói chung. Những ý đồ
cải cách xã hội và chính trị tốt đẹp nhất không những không có kết quả, mà thậm
chí còn có thể dẫn đến những kết quả tiêu vong, nếu chúng không có chỗ dựa ở
trong chất liệu con người được xác định tương ứng với chúng. Có lần Spencer đã
nhận xét thật xác đáng: “vẫn còn chưa chế ra được phép luyện kim chính trị có
khả năng xây được lâu đài bằng vàng từ những viên gạch thô kệch”.

Có thể phát biểu một luận điểm chung: trong bình diện hiện hữu lâu dài và

vững bền, trình độ trật tự xẩ hội hao hàm tính phụ thuộc chức năng vào trình độ
đạo đức của những con người hợp thành nó.
Thực ra, những cải cách lập pháp bề
ngoài, như đã được chỉ ra, về phần mình lại có tác động giáo dục đạo đức (cũng
như trí tuệ) lên con người. Liên quan đến chuyện này chúng ta cần phải nhớ rằng
những cải cách như thế có được tác động bền vững và hiệu quả chỉ toong trường
hợp, khi bản thận chúng tạo ra được những điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao
trình độ bản chất con người, cải thiện được các tập quán và các khái niệm đạo
đức. Ví dụ như vai trò như thế ở toong đời sống xã hội là vai trò của lập pháp ở
toong trường học, ở toong việc giáo dục thanh thiếu niên bên ngoài trường học, ở
trong gia đình, các biện pháp bảo vệ bà mẹ và trẻ em, các biện pháp tạo những
điều kiện thuận lợi cho lao động v.v. Trong các trường hợp ấy, việc hoàn thiện từ
bên ngoài, đi từ lớp bề ngoài của cuộc sống, từ phạm vi chuẩn mực hóa bề ngoài
của nó, không mưu toan điều chinh cuộc sống theo cách đơn giản cưỡng bức-cơ
giới để cải thiện cuộc sống bằng cách đó, mà tác động lên ý chí theo cách giáo
dục, tác động lên gốc rễ tinh thần ở chiều sâu của hiện hứu, hoàn thiện các điều
kiện của cuộc sống thông qua phương tiện của các sức mạnh xuất phát từ gốc rễ
ấy. Trong so sánh với các cải cách lập pháp kiểu này, thì việc chuẩn mực hóa lập
pháp bề ngoài các mối quan hệ giữa những con người, mưu toan trực tiếp từ bên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.