ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 38

của con người chống lại các lực lượng nô dịch và hạ nhục nó. Một trong những
người báo tin sớm nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất, Giordano Bruno, định nghĩa
nguồn cảm hứng của ý thức tự giác mới mẻ ấy của con người như là “cuộc nổi
giận anh hùng” (heroice furore). Thoạt tiên niềm tin đó vào con người, bất chấp
tình trạng đối lập gay gắt của nó với thế giới quan Kitô giáo thời trung cổ, vẫn
còn bao phủ một bầu không khí tôn giáo chung nào đó. Vào thời Phục hưng chủ
nghĩa nhân văn có dính líu với các khuynh hướng phiếm thần luận, bác bỏ khác
biệt về nguyên tắc giữa trần thế “dưới ánh trăng” và thế giới trên trời, hoặc lý
tưởng của Plato về chốn quê hương trên trời của linh hồn con người. Cũng như
niềm tin của Descartes vào lí trí con người là niềm tin vào “ánh sáng tự nhiên”
(“lumière naturelle”): vị trí đứng đầu và tính khả tín của lí trí con người dựa vào
sự kiện là trong ý thức lí trí của mình, trong những “ý tưởng hiển nhiên và sáng
rõ” của mình, con người là hiện thân của “lumière naturelle” - về. thực chất là
“ánh sáng” của Thượng Đế; thậm chí môn đệ của Descartes là Malebranche còn
có thể kết hợp quan điểm ấy với huyền học thánh thiện của Augustine. Mọi người
cũng đều biết rằng những tín đồ Thanh giáo di cư sang Mỹ lần đầu tiên tuyên bố
“quyền vĩnh cửu của con người và công dân”, đã đặt cơ sở cho những quyền ấy
bằng tính thiêng liêng của quan hệ cá nhân với Thượng Đế.

Và mối ràng buộc này của niềm tin vào con người với niềm tin vào Thượng

Đế trong hình thức “tôn giáo tự nhiên” vẫn còn vang lên ở Rousseau. Nhưng nói
chung, chính là vào thế kỷ XVIII, vào thời đại Khai minh của Pháp, đã hoàn tất
việc đoạn tuyệt giữa hai niềm tin ấy: niềm tin vào con người ở thời đại này bước
vào tình trạng đối lập đặc trưng của chủ nghĩa nhân văn thời đại mới đối với bất
kì niềm tin tôn giáo nào nói chung; niềm tin ấy đã kết hợp vô tín ngưỡng tôn giáo
với thế giới quan tự nhiên và duy vật. Trong kết hợp ấy bao hàm thực chất quan
điểm đã ngự trị trong tư duy con người trong hai thế kỷ mới đây và có thể gọi nó
là “chủ nghĩa nhân văn thô thiển”.

Nhưng chủ nghĩa nhân văn trong hình thức này của nó chứa đựng mâu thuẫn

sâu sắc không sao vượt qua được. Thái độ sùng bái con người, niềm tin lạc quan
vào sứ mệnh vĩ đại của nó là thống trị thế gian và khẳng định địa vị bá chủ của lí
trí và điều thiện trong con người, được kết hợp trong đó với quan niệm lí thuyết
về con người như một thực thể thuộc về vương quốc tự nhiên và hoàn toàn phụ
thuộc vào các thế lực mù quáng của tự nhiên. Ngay các nhà duy vật luận của
Pháp thế kỷ XVIII cũng đã rút ra từ đó kết luận, về thực chất là không tương hợp
với niềm tin vào con người: họ khẳng định rằng motif phổ quát trong hành vi con
người là tính vị kỉ và thậm chi khẳng định con người chỉ là một cỗ máy đặc biệt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.