ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 39

(“rhomme-machine”). Nếu như, bất chấp điều này, trong thế kỷ XVIII và nửa đầu
thế kỷ XIX dẫu sao vẫn còn có thể tin vào vị trí cấp bậc đặc biệt, cao cả của con
người trong thế giới trần gian, thì niềm tin ấy là dựa trên cở sở quan niệm từ xa
xưa về con người như một thực thể có đẳng cấp đặc biệt, cao cả, khác biệt về
nguyên tắc với thế giới động vật còn lại; chẳng hạn như có thể tin vào việc con
người có lí trí (homo sapiens) hoặc có ý thức đạo đức như một nét khác biệt. Thế
nhưng cơ sở lí thuyết của những giả định ấy (ngay từ đầu đã khá mơ hồ) đã bị
học thuyết Darwin giáng cho một đòn quyết định. Học thuyết Darwin đã phá hủy
luận điểm vốn có từ xa xưa về khác biệt có tính nguyên tắc của con người với thế
giới tự nhiên còn lại và thay thế nó bằng quan niệm rằng con người đơn giản chỉ
là một bộ phận của thế giới động vật, là bà con gần huyết thống với loài khỉ, là
hậu duệ của một thực thể giống như loài khi. Ngay trong ký ức chúng ta, motif
nhân chủng học của học thuyết Darwin - vạch trần mang tính khoa học đối với
lòng kiêu ngạo của ý thức tự giác ở con người - đã tìm được thêm một khẳng
định mới trong học thuyết phân tâm học (ý nghĩa này của phân tâm học, chính
Freud, người sáng tạo ra nó, đã nhấn mạnh): chuyện con người hóa ra là một thực
thể giống như loài khi vẫn còn là ít; từ nay nó còn được công nhận như một cục
xác thịt sống mà đời sống tâm hồn và mọi ý tưởng của nó được quyết định bởi
một cơ chế mù quáng của ham muốn tình dục; không phải ý thức lí trí, không
phải linh hồn và không phải lương tâm, mà là những thế lực của tiềm thức đầy
hỗn mang điều khiển đời sống con người.

Những đòn đánh phá hoại đó giáng vào mọi quan niệm mà niềm tin vào

phẩm giá và sứ mệnh cao quý của con người có thể dựa vào một cách khách quan
(những đòn đánh thực chất không thể tránh khỏi do phương hướng tự nhiên cơ
bản mà chủ nghĩa nhân văn thô thiển ràng buộc với nó), trong suốt thời gian dài
(đối với những hậu bối của quan điểm này thì cho đến tận bây giờ) không rõ bằng
cách nào mà chưa hủy diệt hết uy quyền phi lí tính của niềm tin ấy vào con người
vẫn còn ngự trị trong lòng người. Nói cách khác, chủ nghĩa nhân văn thô thiển
theo thời gian ngày càng trở thành niềm tin mù quáng giả-tôn-giáo, bất chấp ý đồ
được dự tính một cách có ý thức của nó.

Như vậy, dần dần đã hình thành một tình thế đầy nghịch lí, nặng nề và ẩn

chứa những nguy cơ. Chủ nghĩa nhân văn thô thiển (căn cứ trên các kết quả thực
tiễn ban đầu là một quan điểm không những có ảnh hưởng hùng mạnh phi
thường, mà còn có tác dụng tốt đẹp thật sâu sắc) - đối tượng của niềm tin tận tụy
đầy nhiệt tình của những con người tốt đẹp nhất của thế kỷ XVIII và XIX, học
thuyết mà nhân loại châu Âu chịu ơn vì những thành tựu tốt đẹp nhất của mình -

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.