ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 40

xóa bỏ chế độ nô lệ, [thiết lập] nền tự do chính trị và những đảm bảo bất khả xâm
phạm cho cá nhân, những cải cách mang tính xã hội và nhân văn, hóa ra trong
hình thức truyền thống của nó lại rõ ràng là đầy mâu Ihuẫn và không xác đáng.
Bây giờ thì sự tình ấy đã hiển nhiên đốn nỗi ta không khỏi có đôi chút thắc mắc
và mủi lòng bi thương, khi hồi tưởng lại thái độ nhẹ dạ cả tin của trái tim con
người đã có thể say mê nó và tin tường vào nó. Một trong những trí tuệ tiên tiến
đầy tinh tố của thế kỷ XIX, nhà tư tưởng xác định thời đại của mình rất xa, có lẽ
là người đầu tiên đã đau xót mãnh liệt với cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa nhân
văn thô thiển, nhà văn Nga Alexander Herzen đã viết trong lời phản tỉnh Từ bờ
bên kia
(dưới ấn tượng trực tiếp từ sự sụp đổ những lí tưởng của phong trào năm
48): “Rốt cuộc xin hãy giải thích cho tôi, tại sao lại không nên tin vào Thượng Đế
- và nhất thiết phải tin vào con người? Tại sao tin vào vương quốc của Thượng
Đế ở trên trời là ngu xuẩn, còn tin vào thiên đường trên trái đất thì lại không ngu
xuẩn?”. Còn vào cuối thế kỷ XIX nhà tư tưởng Nga Vladimir Soloviev đã tổng
kết thế giới quan của chủ nghĩa nhân văn tự nhiên - thế giới quan theo đó con
người, trong khi là sản phẩm của các thế lực động vật mù quáng của tự nhiên,
đồng thời lại được hiệu triệu để thực hiện trên trần thế một vương quốc của điều
thiện, của lí trí và công bằng, - trong một công thức mỉa mai dữ dội: “Con người
là con khi, và chính vì thế mà phải thương yêu những người gần”. Và nếu như
một hậu bối chưa được học hành đến nơi đến chốn là Makxim Gorki mới đây còn
có thể viết một bài hùng ca ca ngợi con người và đã ngây thơ thốt lên: “Con
người - tên gọi vang lên đầy kiêu hãnh!” - thì một con người có tư duy và được
học hành tử tế lẽ dĩ nhiên sẽ đối lại lời đó bằng thắc mắc: tại sao chính cái tên gọi
của một thực thể về nguyên tắc không khác biệt gì với con khỉ, một thực thể
không phải gì khác hơn một sàn phẩm và một công cụ của các thế lực mù quáng
của tự nhiên, lại nhất thiết phải “vang lên đầy kiêu hãnh”?

Dù cho tư duy của châu Âu có ngoan cố tiếp tục mù quáng khẳng định niềm

tin, thi tất cả các cơ sở khách quan của niềm tin ấy đã bị phá hủy, trạng thái tinh
thần đầy mâu thuẫn này không thể nào bền vững và kéo dài vô thời hạn; rốt cuộc
thì mâu thuẫn phải nổ ra từ bên trong và hủy hoại bản thân thế giới quan của chủ
nghĩa nhân văn. Ngay từ những năm 40 của thế kỷ XIX, vào thời đại nỗ lực đầy
cuồng nhiệt của niềm tin chủ nghĩa nhân văn thô thiển, một nhà tư tưởng Đức
đơn độc đã dũng cảm và trắng trợn khẳng định quyền tự nhiên của con người, hòa
hợp với bản chất tự nhiên của nó, chối bỏ mọi phụng sự cho các lí tưởng cao cả
và công khai làm kẻ vị kỉ không biết thẹn thùng (Max Stirner). Bằng cách này đã
rút ra kết luận logic duy nhất từ học thuyết nhân văn của Feuerbach tuyên cáo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.