con người là cái tuyệt đối tự đầy đủ và thừa nhận rằng trong tôn giáo và trong ý
tưởng Thượng Đế, con người chỉ làm xa lạ bản thân mình một cách hư ảo và tự
hạ thấp niềm tin của mình vào chính bản thân mình, vào địa vị tối cao tuyệt đối
của mình. Lí thuyết mang tính hư vô của Stirner tuy nhiên mới chỉ là cuộc tấn
công mở màn, thực tế còn vô hiệu quả, nhắm vào pháo đài của niềm tin nhân văn.
Nhưng chẳng bao lâu sau một người học trò khác của Feuerbach đã đi đến một
học thuyết mà theo định mệnh không những gây ra những chấn động to lớn nhất
cho thế giới, mà còn phá hủy chính những nền tảng của niềm tin nhân văn. Một
sự trùng hợp đáng ghi nhớ: vào năm xuất hiện Nguồn gốc của giống loài của
Darwin (1859) cũng xuất hiện cuốn sách của Karl Marx Phê phán kinh tế chính
trị học mà trong lời tựa của nó lần đầu tiên đã hệ thống lại học thuyết “chủ nghĩa
duy vật kinh tế” vô cùng nguy hại cho số phận của chủ nghĩa nhân văn thô thiển.
Trong tư cách niềm tin vào thực hiện tất định trong tương lai gần của chủ nghĩa
xã hội như chiến thắng tuyệt đối của lí trí và điều thiện trong đời sống con người
(niềm tin thậm chí ở đây còn mang diện mạo của một tiên đoán khoa học chính
xác), chủ nghĩa Marx tiếp tục truyền thống niềm tin đầy lạc quan vào tiến bộ - cái
motif nền tảng của chủ nghĩa nhân văn thô thiển. Thế nhưng bản chất con người
ở đây đã không còn được xác định là thiện và có lí trí nữa, mà là độc ác và hám
lợi: nhân tố chủ yếu của lịch sử hóa ra là thói hám lợi, là cuộc đấu tranh giai cấp
nhằm chiếm đoạt những lợi ích trần thế, là lòng căm thù giữa người giàu và
người nghèo. Nghịch lí vĩ đại nhất mang tính đặc trưng của chủ nghĩa Marx,
được bộc lộ ra như tình trạng tha hóa hiển nhiên của chủ nghĩa nhân văn, là học
thuyết cho rằng con đường duy nhất dẫn đến vương quốc xã hội chủ nghĩa,
vương quốc của điều thiện và lí trí, chính là buông thả cuộc đấu tranh giai cấp -
buông thả cho những bản năng độc ác của con người. Trong chủ nghĩa Marx
niềm tin vào con người và tương lai vĩ đại của nó dựa trên niềm tin vào sức mạnh
sáng tạo của cái ác. Hoàn toàn không phải tình cờ mà điều này được kết hợp với
việc thay thế con người, như một bản diện cá nhân, bằng thái độ sùng bái “giai
cấp” hay “tập thể”. Vì rằng nếu như mọi thứ cao cả, tốt đẹp, tinh thần được thực
hiện trong hình dạng con người như một bản diện cá nhân (bởi vì chính nhân diện
là hình ảnh của Thượng Đế trong con người), thì sức mạnh tự phát của cái ác thể
hiện thích đáng trong con người như một phần tử vô diện mạo của đám đông, của
quần chúng, của tập thể. Vì vậy, chủ nghĩa Marx theo lẽ tự nhiên đã là một cái gì
đó khác, chứ không còn là chủ nghĩa nhân văn thô thiển, phi tôn giáo nữa: nó là
“chủ nghĩa nhân văn” phản tôn giáo và phản đạo đức. Niềm tin vào con người ở
đây không những bị đặt đối lập với niềm tin vào Thượng Đế, mà còn đối lập với