ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 50

công thức buồn bã và cay đắng như thế: “Sự nghiệp đắc thắng hợp với các thần
linh, còn sự nghiệp bại trận thì hợp với Catoni” (Causa victrix deis placuit, set
victa Catoni).

Định hướng trí tuệ mà ta gọi là “vô tín ngưỡng bi ai” này lẽ dĩ nhiên trước

hết và gần gũi nhất, theo ngữ nghĩa thông dụng chính là vô tín ngưỡng. Trong
giới hạn nhất định nó trực tiếp đối lập với cái niềm tin ngây thơ đồ sộ đem lại cho
con người cảm giác được chu cấp đầy đủ suốt đời do ý thức được quyền lực toàn
năng vô biên của Thượng Đế đầy sáng suốt. Trái ngược lại với niềm tin đồ sộ ấy,
vô tín ngưỡng bi ai bác bỏ không thương tiếc lòng tin cậy vào các thế lực điều
khiển thực tại và khẳng định bất cứ hoài vọng nào của trái tim con người đều là
hư ảo, khẳng định nỗi cô đơn vô vọng và cảm giác tuyệt vọng của con người
trong tình yêu của mình đối với vật thiêng liêng, cái duy nhất là nền tảng lí tưởng
đích thực cho hiện hữu của mình.

Tuy nhiên, vì rằng vô tín ngưỡng này là vô tín ngưỡng bi ai, - vì rằng trái

tim con người đau buồn do ý thức được sự đắc thắng của cái ác trên thế gian, nên
nó nổi lên chống lại sự đắc thắng ấy, tự cho mình có trách nhiệm giữ lòng trung
thành và phụng sự cho sự nghiệp của cái thiện và sự thật, sự nghiệp vô vọng
trong con mắt của nó, - trạng thái tính thần này về một mặt nào đó lại vẫn liên hệ
thân thuộc với niềm tin. Chính là nó chứa đựng yếu tố của niềm tin do niềm tin là
tôn kính một cách bất vụ lợi đối với cái khởi nguyên cao cả thiêng liêng, sùng
kính trước vật thiêng liêng. Việc mở ngỏ tâm hồn cho vật thiêng liêng tác động
vào, kiên quyết không chịu khuất phục trước các thế lực độc ác của hiện hữu trần
gian - mà theo quan điểm duy lí thì chẳng có gì làm cơ sở, thậm chí còn vô nghĩa
nữa, - thái độ sẵn sàng cho lòng dũng cảm bất vụ lợi - tất cả những cái đó chắc
chắn có giá trị cao trước phán xét cao nhất không phải của khối óc mà của trái
tim.

Hẳn sẽ là một ngộ nhận rất lớn nếu lẫn lộn vô tín ngưỡng bi ai với vô tín

ngưỡng trâng tráo dưới tên gọi chung “vô tín ngưỡng” như người ta vẫn thường
hay làm. Ngược lại, cần phải nói rằng khác biệt giữa chúng đích thực là đường
phân thủy
giữa niềm tín và vô tín ngưỡng theo ý nghĩa nguyên thủy và thực tiễn
chủ yếu nhất của những khái niệm ấy. Dẫu cho ý nghĩa của khác biệt giữa thừa
nhận và phủ nhận có lớn đến đâu đi nữa, ví dụ như thừa nhận hay phủ nhận sức
mạnh tối thượng của Thượng Đế hay hiện hữu của Thượng Đế nhân xưng, - là
khác biệt giữa niềm tin và vô tín ngưỡng theo ý nghĩa phổ biến thông thường, -
thì khác biệt ấy vẫn không đáng kể trong so sánh với khác biệt giữa việc có cảm
nhận vật thiêng liêng,
có ý thức nghĩa vụ phụng sự cho điều thiện và sự thật, và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.