ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 52

hay chỉ trích với tham vọng có tầm quan trọng khách quan. Giá trị trong ý nghĩa
chủ quan mang tính tự do không tùy thuộc, giống như tình yêu của con người sản
sinh ra nó, vốn dĩ cũng tự do và đỏng đảnh. Rõ ràng là tính chủ quan thuần túy
trong việc giải thích cái khởi nguyên được tôn kính như vật thiêng liêng không
thể tương hợp được với tầm quan trọng khách quan của những nghị luận đạo đức
là thành phần tất yếu của định hướng trí tuệ mà chúng ta gọi là “vô tín ngưỡng bi
ai”. Tính chủ quan thuần túy chỉ tương hợp với chủ nghĩa hư vô nhất quán, thuần
túy phủ nhận hết thảy mọi giá trị bắt buộc khách quan và khẳng định tùy tiện vô
giới hạn cho các đánh giá và các dục vọng của con người. Có thể diễn tả bằng
một cách khác như sau: dù cho nội dung của “vô tín ngưỡng bi ai” có mang tính
hoài nghi đến đâu đi nữa - trong tư cách là “thế giới quan” hay “chính kiến”, nó
vẫn có tham vọng là nguyên tắc chỉ đạo của cuộc sống con người, hay là nền
tảng,
điểm tựa của con người. Thế nhưng cái chi đạo cho chúng ta, cái mà căn
cứ vào đó chúng ta xác định đường đời cho mình, hay là cái mà chúng ta nương
tựa vào
, cái đó ít nhất cũng phải là một thứ gì đó khác và to lớn hơn cái tâm trạng
chủ quan của riêng ta. Nương tựa vào được chỉ có thể là nền tảng nâng đỡ ta, chứ
không thể là “nội tạng” của riêng ta, và cái chỉ đạo chỉ có thể là các vì sao chứ
không phải là điều bịa đặt của riêng ta.

Như vậy, ở ngay trong việc kính ngưỡng vật thiêng liêng mà định hướng trí

tuệ “vô tín ngưỡng bi ai” bao hàm nó, đã lặng lẽ và vô ý thức chứa đựng việc
công nhận vật thiêng liêng làm khởi nguyên của trật tự phi trần thế, theo một ý
nghĩa nào đó vượt trên mọi hiện thực thực tế, lại càng vượt trên cái bản chất “sinh
vật” của “trái tim” con người. Cái chuyện khởi nguyên thứ bậc cao hơn này hóa
ra lại bất lực và không đủ mạnh mẽ trong bình diện hiện hữu trần gian - chuyện
đó không làm giảm đi phẩm giá bản thể tuyệt đối của nó, một tầm quan trọng nội
tại nào đó, gắn bó cố hữu với nó trong một bình diện nào đó khác, mang tính siêu
nghiệm, siêu trần thế.

Vậy thì vô tín ngưỡng bi ai kính ngưỡng vật thiêng liêng mang tính khách

quan và siêu nghiệm, tự nó phải thôi không còn là vô tín ngưỡng nữa, thậm chí
ngay cả trong nghĩa thông thường của khái niệm này. Nói cách khác, định hướng
trí tuệ đó không bị vắt kiệt trong nhân tố vô tín ngưỡng, vì rằng vô tín ngưỡng
trong nó quan hệ không phải với bản thân khởi nguyên của vật thiêng liêng tuyệt
đối siêu trần gian, mà chỉ quan hệ với sự hùng mạnh của nó trong thành phần
hiện hữu trần gian. Dù
cho khởi nguyên của vật thiêng liêng này có bất lực trong
trần gian đến đâu đi nữa - bản thân việc thừa nhận vật thiêng liêng và thái độ kính
ngưỡng nó đã là niềm tin vào hiện hữu của nó theo một nghĩa nào đó rồi. Nếu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.