sự tố giác mà chính từ đó sinh ra vô tín ngưỡng bi ai, - nghiêm khắc mà nói, ở
đây tựa như tình trạng nửa vời, không thực hiện mục tiêu của mình một cách nhất
quán. Trái lại, một khi hiện thực cao cả siêu trần gian của vật thiêng liêng đi vào
trong ý thức, thì con người sẽ tràn đầy ý thức phụng sự khiêm nhường của mình
đối với Khởi nguyên vô cùng vượt trội hơn bản thân nó. Thực ra thì trên thực tế
khác biệt giữa trạng thái này và trạng thái kia cũng không gay gắt lắm như có thể
tưởng trong khi diễn đạt trừu tượng nội dung tư tưởng của chúng. Trái lại, ở đây
sự chuyển hóa hoàn toàn tiệm tiến, thường khó nhận ra được; vì rằng, một mặt,
trong thành phần của ý thức anh hùng chủ nghĩa thực ra đã có nhân tố phụng sự
vật thiêng liêng rồi, mặt khác, ý thức phụng sự khiêm nhường cho khởi nguyên
cao cả dù sao vẫn ràng buộc với ý thức được chế ước bởi khởi nguyên ấy về
phẩm giá quý tộc cao cả của con người. Mặc dù vậy, ý thức minh bạch về những
tiền đề đích thực mà chúng ta cần phải xuất phát từ đó, vẫn có ý nghĩa thực tiễn
đáng kể; cũng như mọi sự minh bạch tư duy khác, nó giúp tố giác ở đây những
lầm lẫn khả dĩ và làm cho việc đi theo chính đạo trở nên dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, thuyết ngộ đạo hiện đại này, như đã được chi ra, trong khi chứa
đựng yếu tố niềm tin tôn giáo, dẫu sao cũng vẫn là niềm tin khiếm khuyết, bị hạ
thấp. Nếu như, theo định nghĩa kinh điển của Thông điệp gửi dân Do Thái, niềm
tin là “thông báo những hoài vọng, tố giác những vật vô hình”, thì thuyết ngộ đạo
hiện đại trong một ý nghĩa nào đó chứa đựng dấu hiệu thứ hai trong những dấu
hiệu kể trên, nhưng không chứa đựng dấu hiệu thứ nhất và thậm chí còn cương
quyết phủ nhận nó: đó là niềm tin không có hoài vọng - niềm tin của trái tim con
người đã bị đổ vỡ ở bên trong, niềm tin không có khả năng đem lại niềm an ủi, sự
an bình trong tầm hồn và niềm vui. Đó là một thứ hơp kim độc đáo tạo ra từ niềm
tin và vô tín ngưỡng.