ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 53

không lẫn lộn hiện hữu trần gian, thực tại kinh nghiệm với hiện hữu nói chung thì
có thể nói rằng định hướng trí tuệ này thực chất phải dựa trên niềm tin vào hiện
hữu cao hơn nào đó của vật thiêng liêng, dù cho hiện hữu ấy thuộc loại hoàn toàn
khác với hiện hữu trần gian cho nên bất lực trong thành phần của hiện hữu này.
Bản thân cảm nhận nỗi cô đơn bi tráng và tình trạng bất lực trên trần thế của con
người trong niềm hi vọng thần thánh và sâu sắc nhất, thực chất đã bao hàm trong
đó ý thức rằng trong chính niềm hi vọng này con người hiện thân trên trần thế
như một cấp bậc của một trật tự cao hơn và phi trần thế.

Theo thực chất thì đây là một thứ niềm tin “kiểu Plato” vào một khu vực

tách biệt khỏi trần gian, bên ngoài trần gian và ở trên trần gian của một hiện hữu
lí,tưởng cao nhất, vào một ái lực của tâm hồn con người với “quê hương trên
tròi”, chỉ duy nhất bằng vào đó mà giải thích được tình trạng bị trục xuất đọa đầy
xuống trần thế, là chốn lưu đày đau buồn và độc ác. Nhưng chính vì thế mà đó là
một thứ niềm tin lưỡng diện kiểu “thuyết ngộ đạo” - niềm tin vào một Thượng Đế
xa xôi, xa lạ với trần gian, như hiện thân của tính toàn thiện, nhưng lại không có
tính toàn năng, và nói chung không có quyền lực trực tiếp đối với trần gian. Kể từ
khi J.S. Mill vào giữa thế kỷ XIX phát biểu tín ngưỡng của mình, đã nói rằng ông
tin vào tính toàn thiện của Thượng Đế, nhưng không tin vào tính toàn năng của
Người, - thì niềm tin kiểu thuyết ngộ đạo ấy - một cách có ý thức, nhưng thường
là vô ý thức - đã trở thành sở hữu của nhiều trí tuệ độc lập tốt đẹp nhất thời nay.
Niềm tin ấy, xưa kia vào buổi xế chiều của thời cổ đại, đã từng hấp dẫn nhiều trái
tim con người, nay tựa như lại tràn ngập trong bầu khí quyển tinh thần của thời
hiện đại, - mặc dù đa số các đệ tử của nó không ý thức rõ ràng về chuyện này.

Trong niềm tin kiểu này chứa đựng căn cơ đích thực duy nhất của cái định

hướng trí tuệ mà chúng ta định danh là vô tín ngưỡng bi ai. Tuy nhiên, ngay cả ở
đây tính nhất quán và căn cơ lí thuyết đúng đắn không phải chỉ là thứ xa hoa trí
tuệ, mà còn có cả giá trị thực hành đáng kể. Vì vậy rất đáng để ta xem xét liệu
tiền đề ấy vẫn còn chưa được ý thức hay đã đi vào ý thức rồi. Vì rằng tiền đề
mang tính bản thể luận - suy đến cùng là mang tính tôn giáo - của vô tín ngưỡng
bi ai vẫn còn chưa được ý thức, vì rằng vẫn còn để ngỏ vấn đề giá trị mà nó tin
vào có phải là một hiện thực nào đó, một cấp bậc đích thực có thật hay không, -
cho nên trạng thái tinh thần của vô tín ngưỡng bi ai là chủ nghĩa anh hùng cá
nhân đầy kiêu ngạo: ở
đây con người kiêu hãnh lấy bản thân mình đối lập với
toàn vũ trụ - đó là bí mật được cắt giấu của tâm hồn. Thực chất mà nói thì ở đây
lại nổi lên thái độ sùng bái thờ ngẫu tượng con người, dù trong một hình thức
khác, tố giác tính vô căn cứ của chủ nghĩa nhân văn thô thiển đầy không tưởng -

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.