người đổ vào thế gian và tác động ở đó, và như ta đã thấy, sức mạnh ấy trong một
ý nghĩa nào đó có tính toàn năng, tức là bộc lộ ra tính tối cao nội tại của nó trước
mọi sức mạnh thế gian. Thế nhưng trái tim con người - hay nói cách khác, thực
thể song trùng linh hồn-thể xác của con người, đồng thời thuộc về tinh thần và
thường nghiệm - là nơi tiếp giáp duy nhất của hai thế giới ấy mà ta biết được
bằng trải nghiệm - khe hở duy nhất để cho chúng ta trải nghiệm, qua khe hở này
các sức mạnh thiện của thế giới cao cả đổ vào thế giới thường nghiệm và hoạt
động ở trong thế giới đó. Bản thân sự kiện có mặt một chỗ giáp ranh như thế
chứng tỏ rằng thế giới thường nghiệm không phải là một hệ thống khép kín tuyệt
đối, không cho ảnh hưởng lọt vào từ bên ngoài, hay nói chính xác hơn, từ thế giới
khác có chiều kích siêu trần gian. Sự kiện này hòa hợp với phương hướng tư duy
được thiết lập trong khoa học thực chứng mới mẻ nhất. Nếu như có một quan
điểm nào có thể công nhận là ít nhất cũng bị lung lay bởi sự phát triển của tri thức
khoa học, thì chắc chắn đó chính là chủ nghĩa tự nhiên giản lược của thế kỷ XIX,
trong đó hệ thống các sức mạnh tự nhiên được hình dung là tự khép kín và tự vắt
kiệt trong toàn bộ hiện hữu của mình. Hiện nay, ngay cả đối với tri thức khoa học
thực chứng, thế giới tỏ ra là biến động và uyển chuyển nhiều hơn là trước đây có
thể giả định. Hàng loạt những khái niệm căn bản trong đó bộc lộ tín niệm về tính
hoàn chỉnh và khép kín của hệ thống hiện hữu trần gian (các định luật “bảo toàn
vật chất” và “bảo toàn năng lượng” cũng như khái niệm tính bất di bất dịch và
tính không thay đổi của “các định luật thiên nhiên”), hiện nay hóa ra bị lung lay.
Không cần theo dõi và thảo luận chi tiết hơn nữa những ý tưởng ấy trong khoa
học hiện đại, chúng ta có thể giới hạn ở đây một kết luận chắc chắn: trở ngại của
thế giới quan chủ nghĩa tự nhiên mới đây thôi còn tách biệt vương quốc nội tại
của các thế lực không thay đổi của thiên nhiên khỏi bất cứ phạm vi của trật tự nào
đó khác khả dĩ hình dung được, đã bị đổ nhào, về phía chúng ta chỉ cần nói rằng
trong lĩnh vực này “chúng ta chẳng biết gì” là đủ: chúng ta, ít nhất cũng học theo
Socrates để biết, rằng chúng ta không biết gì, rằng cái mà trước đây tưởng chừng
như là tri thức đã được khẳng định bất di bất dịch, nay lại đang đứng trước dấu
hỏi. Thành tựu đáng kể của chuyển động trí tuệ mới mẻ này đối với chúng ta là ở
chỗ, tư duy khoa học đã trở nên khiêm tốn hơn trong các phủ định của mình và đã
học được việc tuyên cáo từ ngữ “không thể nào” ít hơn và với thái độ tự tin cũng
nhỏ bé hơn. Danh ngôn của nhà vật lí Pháp Arago: “Trừ lĩnh vực toán học thuần
túý ra, tôi tránh dùng từ ngữ “không thổ nào”“. Chúng ta bây giờ có thể đánh giá
tính minh triết của danh ngôn ấy tốt hơn là trước đây.