ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 65

[khóc than về] sức mạnh toàn năng của cái ác không thể hiểu được đối với trái
tim con người - chủ nghĩa bi quan và “chủ nghĩa thất bại” siêu hình như thế dẫu
sao vẫn là quan điểm thiển cận và hoàn toàn không đúng đắn ở trong một viễn
cảnh rộng lớn hơn. Trái lại, sức mạnh toàn năng mang tính siêu hình ở-trên- trần-
gian của khởi nguyên Vật thiêng liêng dẫu sao cũng vẫn đổ vào trần gian bằng
cách nào đấy và tìm thấy phản ánh ở trong đó.
Khởi nguyên Vật thiêng liêng
trong thành phần trần gian ít ra tự nó cũng bất khả chiến bại và vẫn có được sức
mạnh lôi cuốn và lan truyền một cách huyền bí nào đó đối với trái tim con người,
bất chấp tình trạng thống trị của cái ác. Nếu như chúng ta đối chiếu tình thế này
với thực tế, là các sức mạnh của cái ác về bản chất mang tính phá hoại và phá hủy
chính bản thân chúng ở trong một viễn cảnh rộng lớn hơn, thì chúng ta dẫu sao
cũng vẫn có quyền dung hợp thừa nhận tỉnh táo đầy trách nhiệm về sức mạnh của
cái ác với một hoài vọng kiên định vào sức mạnh của điều Thiện và Vật thiêng
liêng mà không cần giản lược những con đường hành động của Thượng Đế vốn
không thể tra vấn duy lí được, và cũng không rơi vào chủ nghĩa lạc quan ngây
thơ.

Như vậy thừa nhận tỉnh táo, chân thực về tình trạng thống trị của các sức

mạnh ác trên trần gian cùng với thấu hiểu tôn giáo về cuộc đời ở trong tầm vóc
đủ rộng lớn, sẽ không dừng lại ở sơ đồ giản lược duy lí của niềm tin “thuyết ngộ
đạo” vào Vật thiêng liêng bất lực trong việc trợ giúp chúng ta trong số phận của
chúng ta ở cõi trần gian tăm tối này, mà sẽ đi đến ý thức một tương quan phức tạp
hơn - dù sao cũng không xác minh được - do mối tương quan đó tính bi thảm của
cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong thành phần của thế giới thường nghiệm
dung hợp được với sức mạnh toàn năng nội tại của Vật thiêng liêng.

Cuối cùng, chúng ta xem xét ở đây cơ sở thực nghiệm của niềm tin vào tính

tối cao tuyệt đối không có giới hạn nào và trong ý nghĩa này là sức mạnh toàn
năng tất thắng của Thượng Đế toàn thiện, về mặt tâm lí có thể xác định cơ sở này
rất đơn giản: nó không phải cái gì khác hơn lòng tin cậy vô điều kiện của trẻ thơ
đối với ý chí toàn thiện của Vật thiêng liêng, vượt xa mọi nhận thức minh triết
của con người. Trí tuệ con người - bao gồm ở đây cả ý thức đạo đức duy lí - có
thiên hướng cho mình là chuẩn mực tuyệt đối cao nhất để đo lường tốt xấu, - cái
gì nên có, cái gì không nên; vì thế con người gọi Thượng Đế tới phiên tòa của
mình và hỏi Người: làm sao và vì sao Người lại chịu để cho tồn tại cái không nên
tồn tại, và như ta đã thấy, con người có xu hướng tìm thấy biện minh duy nhất
cho Thượng Đế trong giả định tình trạng bất lực của Người. Từ quan điểm này
mà xét thì lòng tin cậy vào Thượng Đế một cách vô điều kiện, mang tính trẻ thơ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.