không suy xét, chính là niềm tin “mù quáng”, tức là có cấu trúc thấp kém, không
hoàn hảo thế nào đó, làm cho không thể có được ý thức suy tư và không xứng
đáng với con người. Thế nhưng “trí tuệ” thực ra có ý nghĩa gì và dựa vào đâu mà
có tín niệm về uy tín bất khả kháng nghị ở phán xừ của nó? “Trí tuệ” suy cho
cùng không gì khác hơn mô tả rành mạch, sáng sủa, không có mâu thuẫn hay là
xác nhận nội dung trải nghiệm của chúng ta; nguồn gốc duy nhất có nội dung vật
chất của tri thức chúng ta chỉ là trải nghiệm. Thế nhưng trải nghiệm của ta bao
giờ cũng hữu hạn; nói chính xác hơn, cấu trúc cơ bản của tri thửc kinh nghiệm
của chúng ta bao hàm ý thức hiển nhiên cho rằng cái nội dung kinh nghiệm
chúng ta cảm nhận được, thể hiện trong nhận thức theo nghĩa này như là “hiểu
được”, chỉ là một bộ phận nhỏ bé và mang tính phụ thuộc của tính trọn vẹn vô
hạn nào đó ở hiện thực, cái hiện thực được ta tiếp thu như là một hiện thực không
rõ ràng, không hiểu thấu được và không thể làm sáng tỏ được. Vì rằng hiện thực
trong tính trọn vẹn của nó là một thể thống nhất, quy định bản chất và các tính
chất của tất cả các nội dung riêng biệt của nó, cho nên cùng với tri thức kinh
nghiệm của tất cả những gì mà ta đã khám phá được, chúng ta có được tri thức
trực tiếp và hiển nhiên về tính hữu hạn và không thấu triệt của mọi tri thức của
chúng ta. Vì vậy, định đề đầu tiên và dĩ nhiên mang tính tổng quát của tri thức
kinh nghiệm nói rằng: mọi hiện thực đều là một thứ gì đó lớn lao hơn và khác với
tất cả những gì mà chúng ta biết về hiện thực ấy, - và thậm chí khác với tất cả
những gì mà đến một lúc nào đó chúng ta có thể biết được về nó. Như vậy, trong
thành phần của bản thân tri thức duy lí tất yếu phải có tri thức về tính hữu hạn và
không thấu triệt của nó - cái “cái ngu tối được hiểu rõ” (docta ignorantia), cái
điều mà cha đẻ của tư duy duy lí Socrates đã khẳng định lần đầu và cho mãi mãi.
Mối tương quan tổng quát này hiển nhiên có hiệu lực áp dụng vào đánh giá
của chúng ta đối với tất cả những gì xảy ra trong đời sống, - vào phán xét của
chúng ta xem cái gì là nên có và cái gì là không nên, cái gì là tốt cho chúng ta và
cái gì là xấu, xét xem trong số phận của mỗi chúng ta nói riêng và trong số phận
của nhân loại và thế gian như một toàn thể, cái gì phục vụ cho phúc lợi của chúng
ta và cái gì có hại. Thật ra thì chúng ta có khả năng phân biệt minh bạch được bản
thân các khởi nguyên thiện và ác; chúng ta biết chính xác rằng, tình yêu, công
bằng, tôn trọng cái thiêng liêng của bản diện con người là thiện, còn lòng thù hận,
thói vị kỉ, tính bất nhân là ác. Diễn tả theo tôn giáo, chúng ta có khả năng phân
biệt hiển nhiên ánh sáng với bóng tối, vật thiêng liêng - với những gì thù địch với
nó. Nhưng trong tất cả những phán xét khác - trong những phán xét của chúng ta
về chuyện, cái gì dối với chúng ta là thiện và cái gì là ác, trong đánh giá của