đó, mà quy định một trạng thái xác định, chính là trạng thái hoàn hảo tối đa của
linh hồn, một kết cấu nào đó của hiện hữu tinh thần nội tâm - trực tiếp đối với
mỗi chúng ta chính là kết cấu hiện hữu của riêng mỗi chúng ta. Thế nhưng vì nội
dung của tình trạng hoàn hảo nội tâm ấy là tình thương yêu, nên - chúng ta cũng
đã thấy rồi - lời dạy bảo hoàn thiện trùng khớp với lời dạy bảo phát triển trong
bản thân mình những sức mạnh ân phúc của tình thương yêu. Nhưng sức mạnh
của tình thương yêu, theo thực chất chính là tình trạng tỏa sáng nào đó phát ra
bên ngoài, thể hiện một cách cụ thể ở trong tính tích cực đạo đức, trong hoạt
động tình thương yêu vì lợi ích của người gần, trong việc lan tỏa điều thiện vào
cõi trần gian. Tinh thần tích cực đạo đức ở cõi trần gian, cái mệnh lệnh nhất
quyết chung của lời dạy tình yêu, như vậy trùng khớp với nhiệm vụ hoàn thiện cõi
trần gian ở trong ý nghĩa bao quát nhất của khái niệm này”.
Ông phân tích sâu sắc vấn đề phân biệt ranh giới Thiện và Ác và cho rằng
xét đoán duy lí đơn thuần để phân biệt rạch ròi các hành vi thiện và ác là điều bất
khả dĩ, không thể có được một bộ luật đạo đức chính xác tuyệt đối. Trong mỗi
hành vi đều có thiện ác pha trộn với những liều lượng tỉ lệ khác nhau. Mỗi con
người đều phải cân nhắc trong việc quyết định lựa chọn dựa vào “cái cân” bên
trong của mình để xem nên làm hay không nên làm. Trách nhiệm đạo đức chủ
yếu của con người cá nhân chính là chăm lo cho tình trạng của “cái cân” bên
trong ấy được thanh sạch. Ở đây đòi hỏi đạo đức đối với cá nhân mang tính cách
tuyệt đối. Dẫu rằng các hành vi có thể không tuyệt đối là hoàn toàn thiện hay
hoàn toàn ác, nhưng tập hợp của các hành vi luôn soi rạng bản diện cá nhân của
người thực hiện, xem anh ta là người thiện hay kẻ ác, sống chân thực hay giả dối.
S. Frank viết: “Nếu như bản diện cả nhân là hình tượng và tương đằng đích thực
với Thượng Đế, thì bản diện cá nhân ấy, và chỉ một mình nó, là biểu hiện đầy đủ
duy nhất của chân lí... Chân lí trong cơ sở của nó không phải là lời xét đoán, mà
là hiện hữu sinh động thể hiện dưới hình thức bản diện cá nhân”.
Các triết gia Nga quan tâm đến vấn đề nhận thức luận đều hiểu nó như học
thuyết về chân lí. Nhưng đối với họ đó không phải là tính tương quan giữa hình
ảnh và đối tượng, mà là sự nở hoa của tồn tại, là bản thân tính hiện thực ở trong
trạng thái khai ngộ và biến cải. S. Frank viết: “Tất cả các triết gia ảo tưởng về
một hệ thống tư duy bao trùm hết mọi thứ và đưa mọi thứ vào trật tự - “hiểu rõ”,
“giải thích” và cũng tức là đưa vào trật tự, [những người như thế] hoặc là
những kẻ dối trá, hoặc là những kẻ ngu ngốc (thường là cả hai thứ)...”.
Dưới ánh sáng trải nghiệm của “trái tim”, bất cứ cấu trúc tư duy nào cũng
đều mang tính tương đối và ước lệ, cũng tức là mang tính biểu hiện nghệ thuật.