Vật hiến tế hôm nay là Saruwatari-san. Một cước sắc lẻm của Mirai-san
trúng ngay vào mông anh chàng.
Khi bà chằn Mirai có chuyện với bạn trai, hay khi bạn trai chia tay, tính
khí của chị ta như trượt không phanh vậy.
Và các nhân viên ở Victoria đều gọi Mirai-san cộc cằn đó là “ác thú”.
Nhưng không may là ở đây lại chẳng có anh hùng giấu mặt. Cứ mỗi khi ác
thú phát điên lên, không còn cách nào khác là đợi bão tố đi qua.
“Anh Kujirai, em ra tiếp khách vậy.”
“Đ-Được thôi, chúc em may mắn.”
Cuối cùng thì mặt sáng suốt vẫn hơn mặt anh dũng.
Từ nhà bếp, tôi có thể nghe thấy tiếng la thất thanh của các đấng mày râu
đang bị làm mồi cho ác thú.
Quán của chúng tôi không rộng lắm: tổng cộng chỉ có tám bàn và sáu
ghế ngồi trước quầy rượu. Nhân viên cũng chỉ có 5 người, trong đó mất hai
người tiếp khách ở ngoài, số còn lại làm việc trong bếp. Dù vậy, tôi đặc biệt
thích không khí ở đây.
Bên trong trang hoàng theo lối kiến trúc Anh, cộng thêm dãy bàn ghế
kiểu cổ tương ứng càng làm tăng giá trị của nơi này. Các món đồ trang trí
rất có chọn lọc, do chính tay cô vợ anh chủ quán mua về. Nhân tiện, tên
quán cũng là đặt theo tên cô ấy.
Nằm ngay tầng trệt của một cao ốc cho thuê đa dụng trước nhà ga, cộng
thêm cách bài trí hợp gu phái nữ, vậy nên khách hàng đa phần là các cô
nhân viên văn phòng hay các nữ sinh trẻ tuổi.
Khi đến lượt gọi món, Tsukimori xem xét tôi từ đầu đến chân.
“Kiểu trang phục garçon này hợp với cậu lắm.” (garçon: danh từ tiếng
Pháp để chỉ phục vụ nam)
“Bồi bàn” là từ thích hợp hơn để gọi nhân viên ở đây, xét theo thiết kế
kiểu Anh của quán, nhưng từ “garçon” có lẽ vẫn thông dụng hơn tại Nhật.