ANNA KARENINA - Trang 37

đồ vật rất ngắn nhưng tả phong cảnh khá kỹ. Ông am hiểu và nhạy cảm
trước sức sống thiên nhiên với nắng mưa, cây cỏ, súc vật, tiếng động, màu
sắc, mùi vị phong phú. Mọi vẻ riêng đời sống bên ngoài đều không thoát
khỏi giác quan tinh tế và sống lại trong truyện với sức mạnh, vẻ đẹp rất mới
và thực. Ông không tả phong cảnh theo kiểu duy mỹ, vì ông cho cái đẹp
của thế giới tự nhiên ở chỗ nó có thực và nhiều vẻ, ở sức sống mạnh mẽ,
bồng bột của vạn vật. Ông tả cảnh gắn liền với người và không sợ tả mọi
cảnh thực, kể cả những cảnh xấu. Ông đứng trên miếng đất của người lao
động để nhìn cảnh vật, không cần tô vẽ, làm cho cái đẹp, cái xấu có thực
thành giả. Cho nên ông không ngại tả mùi hoa cúc với mùi phân đồng
ruộng. Người lao động coi thiên nhiên là miếng đất đẻ ra mọi vui sướng và
đau khổ thực sự. Tolxtoi suốt đời gắn bó với thiên nhiên, với lao động, vì
chúng mà tự hào và hạnh phúc, càng không thể nào giả dối.
Những súc vật trong truyện cũng rất sống; chúng cũng vui buồn, sợ hãi,
mừng rỡ, suy nghĩ, đồng tình với chủ. Con chó Laxca nhìn các ông chủ đi
săn như oán giận và thầm trách họ mải nói chuyện đến nỗi bắn trượt; con
bò Pava sinh con đẻ cái; con ngựa Lao xao nhận ra chủ, đang lồng lộn bỗng
dịu ngay xuống. Ta có cảm tưởng như chúng chỉ thiếu có điều là không biết
nói, nếu không chúng là người rồi. Động vật và thiên nhiên quả giữ vai trò
đáng kể trong việc phản ánh sinh hoạt, nội tâm và quan hệ của nhân vật với
chung quanh.
Văn Tolxtoi kỵ nhất những chữ văn hoa, mòn sáo, khó hiểu. Ông gắng viết
thật giản dị, rõ ràng, không phải chỉ để người cùng sống trong giới quý tộc
thưởng thức, mà cho hàng chục triệu người bình dân xem và hiểu. Ông cho
những chữ thường dùng là những chữ khó dùng nhất vì nó sáng sủa, cụ thể,
hay dở hoặc sai đúng ai nấy đều phân biệt được ngay, chứ không mơ hồ,
rắc rối như những danh từ trừu tượng. Khi tả xã hội thượng lưu, văn ông
thường đượm vẻ châm biếm với cách dùng lời ăn tiếng nói diêm dúa, kiểu
cách, lai căng của họ và làm cho tầm thường đi những chữ mà họ coi là đẹp
đẽ, thiêng liêng. Để chống lại hẳn lối văn bay bướm, ông dùng lối văn
nhiều khi gồ ghề, thô mộc, nó đập rất mạnh vào trí tưởng tượng của người
đọc hồi đó đã bị hư hỏng vì thị hiếu văn chương "lãng mạn" dễ dãi. Ông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.