Đã nhiều năm trôi qua kể từ khi tên của bác tôi xuất hiện trên tất cả các
tờ báo. Ông là một người dễ quên. Phải mất một lúc, hai người bạn đến từ
Liên minh chống Quốc xã của tôi mới nhớ ra đây chính là con quỷ đã hút
cạn khô máu của những người nhập cư nghèo. Nhưng, những người hoạt
động xã hội bao giờ cũng thủ sẵn những câu khẩu hiệu, cái mà họ mang
theo mình giống như lựu đạn cầm tay, sẵn sàng ném vào kẻ thù bất ngờ
xuất hiện.
– Đồ cặn bã phân biệt chủng tộc! - Dave la to, giơ cao một nắm đấm siết
chặt.
– Ở đây không cần kiểu nói đó! - Jim nói với vẻ ôn tồn. Nhưng Eunice
còn có thứ hơn cả những câu khẩu hiệu để ném ra.
Eunice giật cái đĩa thức ăn khỏi tay của Jim rồi ném vào một chậu cọ
cảnh. “Cậu ăn thức ăn của một người rồi gọi tên ông ấy ra mà chửi thẳng
vào mặt như thế hả?”
– Đó là món cá hồi ngon. Thật là uổng phí!- Mickey thốt lên.
– Anh có thể nhặt nó lên mà tự ăn, - Eunice nói, đoạn quay sang Dave. -
Còn cậu, ngậm cái mồm lại và lắng nghe những gì ông ấy sắp sửa nói. Có
thể là cậu sẽ học được một điều gì đó đấy.
Bác tôi sẽ không dừng lại. Ông đã từng thấy những kẻ mị dân diễn thuyết
nhiều lần trong đời, trước lẫn sau chiến tranh. Ông biết ta chỉ cần nói tiếp
và vượt qua sự ngắt lời, quấy rối. Ông hiểu rằng thế nào cũng xảy ra
chuyện ngắt lời, quấy rối. Những vị khách duy nhất ông quan tâm đến phản
ứng của họ là em trai và em dâu ông, những người mà ông không thể nhìn
thấy rõ trong đám đông đứng ở cuối vườn bởi đèn pha chiếu xuống sân
khấu khiến mắt ông bị lóa. Họ là khán giả của ông còn đám thanh niên nam
nữ vận những bộ đồ lố bịch cùng những tờ truyền đơn trẻ con của chúng
chỉ như những xơ vải mà một người đàn ông ăn mặc thanh lịch phủi khỏi
bộ đồ của mình. Điều lo lắng duy nhất của ông là về dàn đồng ca học sinh
mà cô giáo tái mét mặt mày của chúng đã tìm cách đưa chúng ra khỏi khu
vườn lúc ông không để ý. Nhưng cô giáo đã bị Mickey Elf chặn ngang
đường ra và chỉ thẳng rằng cô ta đã được trả tiền mặt tận tay để làm công