– Cô có muốn cháu chỉ cho cô cách mở cái máy ghi âm này không? - tôi
hỏi - Ban đầu nó có thể rắc rối đấy.
Eunice đứng cạnh quầy kiểm tra các hóa đơn của mình. “Tôi biết cách
mở mà, đừng lo. Tôi biết mấy cái máy nhỏ mà. Tôi làm tất cả mọi hóa đơn
tín dụng với cái máy mới. Tôi mất chưa đầy một phút để học cách sử dụng
nó.
– Trưa nay, cháu đã nghe lại những cuộn băng đó - tôi nói. - Mọi chuyện
kết thúc thật đột ngột. Cháu không bao giờ được nghe bác ấy giải thích
cách bác ấy trở thành chủ nhà trọ như thế nào hay những gì bác ấy…
– Những gì lũ chúng nó làm đối với người đàn ông ấy là một tội ác. Cái
tên thẩm phán đó, chính hắn mới là kẻ đáng ra phải vào tù.
– Nhưng ông ta…
– Ồ, lại nhưng với nhị. Đừng tin những gì cô đọc trên báo. Tôi không
bao giờ thèm ghé mắt tới cái thứ rác rưởi đó. Với tôi, một người mang
những vết sẹo hằn lên lưng, một người đã từng là nô lệ giống như nô lệ ở
Ai Cập, nơi mà người dân Do Thái xưa kia đã cất bước rời đi, là một vị
vua.
– Những người thuê nhà, bác ấy đã…
– Tôi sẽ ra sau pha một bình trà. Lát nữa quay lại, tôi sẽ kể cho cô nghe
về những người thuê nhà đó.
– Để cháu giúp cô nhé?
– Không, cứ ngồi đấy. Đừng có sốt ruột. Tôi sẽ ra ngay ấy mà.
Tôi nhìn quanh cửa hàng. Eunice đã tắt các bóng đèn chiếu, khóa cửa và
treo bảng đóng cửa nghỉ bán. Chỗ này là một căn phòng quá nhỏ để trải qua
phần lớn cuộc đời mình làm việc tại đây. Những bức tường màu xanh lá
ngả vàng nhạt đã từng rất hợp mốt khi nó mới mở cửa cách đây 50 năm.
Rồi những chiếc ghế bọc nhung nhỏ, những chiếc hộp trưng bày có kính ở
mặt trước, chiếc bàn đá hoa cương trên đó đặt duy nhất một bình cúc màu
đồng chớm nở (loài hoa mà ngay cả khi đang phát triển cũng đã trông như
thể khao khát trông đợi được hái về), những buồng thay đồ có rèm buông