Tôi ngẩn ra một lúc, sau đó bật cười.
Thật không ngờ Tín Kiệt tự giới thiệu lại thú vị tới vậy.
Tôi suy nghĩ một chút rồi bắt chước giọng điệu cậu ta, cũng tự giới thiệu
bản thân:
“Tớ tên Thái Trí Hoằng. ‘Thái’là Thái trong Thái Luân phát minh ra kỹ
thuật làm giấy cuối thời Đông Hán;
‘Trí” là Trí trong Minh Trí Quang Tú (Akechi Mitsuhide) phản bội giết
chết Chức Điền Tín Trường (Oda Nobunaga);
‘Hoằng” là Hoằng trong Hoằng Lịch, tục danh của người tự xưng Thập
Toàn Lão Nhân, Thanh Cao Tông, Càn Long Hoàng Đế.”
Thật ra tôi thường nói với mọi người, “trí” trong trí tuệ.
Có điều nếu Tín Kiệt đã muốn làm Chức Điền Tín Trường vậy Trí
Hoằng cũng chỉ đành liều mình cùng quân tử làm Minh Trí Quang Tú thôi.
“Ha ha ha... Sau này xin cậu cứ gọi tớ là Tín Kiệt, ngàn vạn lần đừng gọi
là Chức Điền Tín Trường.”
“Vậy cũng xin cậu gọi tớ là Trí Hoằng, không cần gọi tớ là Minh Trí
Quang Tú.”
“Trí Hoằng, không ngờ cậu cũng biết sử chiến quốc Nhật Bản.”
“Thật ra cũng may, mới đây vừa đọc xong bộ ‘Tokugawa Ieyasu toàn
tập’.”
“Hả? Thật sao? Tớ hỏi này, cậu thích nhân vật Tokugawa Ieyasu này à?”
“Không thể nói là thích được, có điều nếu so với Toyotomi Hideyoshi
ngông cuồng muốn chiếm đoạt Minh triều, Tokugawa Ieyasu vẫn đáng yêu
hơn một chút.”
“Thật ra đánh giá những nhân vật lịch sử thường mang theo tình cảm yêu
ghét chủ quan, rất khóc có tiêu chuẩn khách quan, hơn nữa có lúc còn pha
lẫn nhân tố phức tạp khác như tính dân tộc.”
“Sao lại nói vậy?”
“Lấy Tokugawa Ieyasu làm ví dụ, cho dù người Nhật Bản trách ông ấy
vì chuyện Mạc Phủ Tokugawa thiết lập chính sách bế quan tỏa cảng khiến
cho cường quốc phương Tây xâm lấn, phải chịu khuất nhục; nhưng người
Nhật Bản hiện giờ lại cực kỳ tôn sùng Tokugawa, nhất là tán thưởng tính