“Cái này á! Ừm... hơi khó nói.”
“Thế à? Có phải nghĩa là ‘không thể cứu vãn được’ không?”
“Ha ha ha... Đúng đúng. Sau khi ‘khứ thế’ đúng là không thể cứu vãn
được.”
So với cô giáo Ameko, thầy Thái này thật đáng xấu hổ.
(Hai từ đồng âm, từ “khứ thế” mà Ameko hỏi là
去 势 nghĩa là bị thiến,
hoạn; còn “khứ thế” mà nhân vật chính trả lời là
去世 nghĩa là tạ thế.)
oOo
Mặc dù Ameko tới ở Đài Nam nhưng mùa đông ở Đài Nam cũng không bởi
vậy mà nhiều mưa.
Không khí khô ráo ấm áp trong ngày đông ở Đài Nam là nguyên nhân chủ
yếu khiến tôi thích Đài Nam, có điều giờ tôi lại mong trời đồ mưa.
Cũng hệt như Ameko vậy.
Tới tận một buổi sáng thứ ba của tháng mười một, bầu trời mới lắt rắt chút
mưa.
Hôm đó khi Ameko đến học còn đeo theo một cái ba lô màu đỏ, tôi rất bối
rối.
Tôi nhớ khi đó mình đang dạy nàng bài “Dạ Vũ Ký Bắc” của Lý Thương
Ẩn:
“...Hà đương cộng tiễn tây song trúc
Khước thoại Ba Sơn dạ vũ thì.”
(Bao giờ chung bóng song tây
Còn bao nhiêu chuyện núi này mưa đêm!
Tuy cửa sổ phòng tôi hướng ra phía bắc, không tính là ‘tây song” được,
nhưng lúc này ngoài cửa sổ đang tí tách tiếng mưa rơi.
Như chó săn nghe thấy tiếng động, Ameko tung mình lao thẳng tới bên cửa
sổ.
"Man-Zai! Man-Zai!” (vạn tuế)
Ameko giơ cao hai tay, tâm trạng có vẻ rất phấn khởi, như một cô bé nhận