ngày, vừa phồn hoa lại vừa náo nhiệt. Hôm ấy lại là ngày mười lăm âm lịch,
đúng thời khắc trăng tròn, ánh sáng long lanh động lòng người. Nhân lúc
trăng trăng treo đầu cành liễu, đường phố bắt đầu náo nhiệt, hai người ước
hẹn với nhau cùng dạo phố. Liễu trong thơ ca Trung Quốc thường là biểu
tượng của tình yêu, bởi vậy
'Ngọn liễu mảnh trăng treo
Hoàng hôn người hẹn ước'
Hai câu từ này bao hàm cả tình ý giữa hai người và cảm giác hạnh phúc khi
hẹn ước. Đây là cảnh đêm Nguyên Tiêu năm trước ấm áp ngọt ngào trong
hồi ức của tác giả."
“Ai ngờ một năm qua đi, hai người vì một số nguyên nhân bất khả kháng
đành kẻ đông người tây. Cho dù đứng giữa phố xá náo nhiệt đêm Nguyên
Tiêu, nhìn ánh trăng vẫn long lanh động lòng người, đèn đuốc vẫn rực rỡ
chiếu rọi khắp đường, thế nhưng trong số những người qua kẻ lại đông đúc
khắp nơi kia lại chẳng hề có bóng dáng đã từng hẹn ước năm xưa. Tác giả
ngắm ánh đèn hoa bảy màu trên đường phố, đột nhiên cảm thấy cô đơn và
buồn bã giữa bầu không khí phồn hoa náo nhiệt ấy. Vì vậy trong lúc vô tình,
nước mắt thấm đầm ống tay áo, chính từ ‘đầm’ này đã bộc lộ hết mọi tâm
tư tình cảm của tác giả. Hơn nữa trọn bài thơ đều không nói tới lý do hai
người chia ly, lưu lại không gian và cảm giác bất đắc dĩ cho người đọc tự
tưởng tượng.
Trọng điểm trong bài từ ‘Sinh tra tử’ của Âu Dương Tu không phải miêu tả
đèn hoa và ánh trăng đêm Nguyên Tiêu, mà là so sánh giữa hai tối Nguyên
Tiêu, cảnh vật tương đồng song người đã đổi thay, so sánh giữa hiện tại và
quá khứ, bi thương và vui vẻ, biểu đạt tình ý và cảm xúc trong cõi lòng.
Đây là một bài từ dễ hiểu nhưng lại chan chứa tình cảm.”
Tôi giảng giải bài từ này một lượt, sau đó bảo Ameko chép lại rồi nói cho
tôi những tâm đắc và cảm tưởng. Không ngờ lúc Ameko viết đến “đầm lệ”,
nước mắt lại thật sự chảy xuống!
“Ameko, sao em lại khóc.”