Tôi nhún vai. Năm 1985 người Nhật Bản đánh chiếm Đài Loan, 50 năm
sau, năm 1945 người Nhật Bản rời khỏi Đài Loan. Lại 50 năm qua đi,
Ameko cũng định rời khỏi Đài Loan vào năm 1995. Lịch sử có vẻ vô cùng
yêu thích con số 50.
oOo
Tiệc chia tay Ameko, Tín Kiệt và tôi, cả Ngu Cơ cùng Naomi Wada với
Inoue Rena, Cùng tới "Hollywood KTV" trên đường Đông Ninh. Trần
Doanh Chương không tới, cậu ta về Đài Bắc thăm bạn gái Đài Bắc của
mình. Ameko là cô gái rất hay thẹn thùng, dường như cảm thấy micro có
điện nên không chịu cầm micro hát. Naomi và Inoue lại vô cùng hoạt bát,
vừa hát vừa nhảy vừa vỗ tay. Hệt như không có ai vậy, mặc sức cười đùa,
không khác gì tiệc giáng sinh năm ngoái. Sau đó Ngu Cơ cùng phát điên
với hai cô nàng kia. Còn Ameko chỉ mỉm cười nhìn lên màn hình, thi
thoảng mấy máy môi. Tôi rất muốn giúp Ameko chọn một bài hát mà chỉ
mình nàng hát được. Nghĩ tới nghĩ lui, tôi chọn bài “Tiếng lòng sau cơn
rượu” của Giang Huệ. Đó là bài hát đầu tiên mà tôi dạy Ameko sau khi
nàng dạy tôi bài “Đào Thái Lang”. “Ameko, hôm nay em là nhân vật chính.
Hát đi!” Tôi đưa micro cho nàng, tặng nàng thêm một nụ cười cổ vũ.
Ameko rụt rè nhận lấy micro, trong ánh mắt kinh ngạc của Tín Kiệt và ba
cô gái khác, bắt đầu hát một mình. Giọng ca của Ameko rất ngọt ngào, có
hơi giống Seiko Matsuda, may là tính cách không giống. Tuy phát âm còn
không thật sự rõ ràng, nhưng không đến nỗi quá tệ. Nhất là khi hát tới câu:
“Ngưng tâm bất phạ tửu hậu, hùng hùng nhất chủy ẩm hồ càn, thượng hảo
túy tử mạch các hoạt
┅┅
" (Con tim nghi ngờ chẳng sợ rượu nồng, uống như hổ gấu ngụm cạn
khô, còn say thêm cả lúa bông này...)
Rất chính xác! Tôi thậm chí không nhịn được hát lên thành tiếng.
Ameko quả thật thông minh, học rất nhanh, đương nhiên cũng không thể bỏ
qua công lao của thầy giáo này rồi. Ngu Cơ không biết hát tiếng Đài, không
ngờ lại xấu hổ tới mức muốn đập đầu vào tường. Cái này cũng khó trách,
nào có người Đài Loan nào chịu được cảnh người Nhật Bản hát được bài
hát tiếng Đài còn mình thì không? Tôi với Tín Kiệt vờ kéo vai cô nàng lại,