luôn trải qua mùa hè ở Manchester và mỗi năm ông William phải nghe cái
ông triệu phú này khoe khoang về những thành đạt của ông ta. Ông ta đã tỏ
thái độ khiêu khích vào lần cuối cùng khi đến ăn trưa tại nhà ông với người
vợ thứ ba của ông ta. Ông ta nói:
“Nhưng sao thế này… Tôi gặp lại tòa nhà đúng y như tôi đã nhìn thấy vào
hồi ấy…”
Bà Elinor đáp lại với giọng châm chọc:
“Thì vì vậy mà chúng tôi ưa thích.”
Ý nghĩ này có thể qua đi, biến dạng, nếu ông ta không thêm:
“Bà đã làm cho tôi vừa lòng. Chính bà cũng thế, bà không thay đổi.
William phải được sống thoải mái.”
Rồi với cái nhìn ngưỡng mộ và khá tầm thường, ông ta hướng về cô gái
tóc vàng, người vợ mới cưới của ông ta, nói thêm:
“Phần anh, anh làm cho nó hao mòn mau hơn, phải không, Toutles?”
Toutles mỉm cười thỏa mãn. Cô ta có một sắc đẹp buông thả, không hề
cần đến sự diễn xuất.
Ngày xưa, vào cái buổi đầu hè xa xôi mà nay William còn nhớ, ông đã
phẫn nộ vì vết thương nơi tay, lại do nguyên nhân uẩn khúc đã làm ông mất
vui như ông mơ ước. Có lẽ ông đã hiểu rõ hơn một sự xui xẻo, một nỗi đau
đến từ một sự thất bại, từ một vết thương, một sự vụng về trong khi sử dụng
con dao hay một dụng cụ nào đó.
Trong tháng tư này, nhiều năm sau, ông lại hình dung một sự sảng khoái
vô cùng khi được sóng bước ra đi với Elinor đến Atlantic City nghỉ lễ Phục
sinh. Nơi đó có ánh nắng mặt trời, nhưng bây giờ đây ông đang có cảm giác
thật khó chịu vì chắc chắn mặt trời đang chiếu sáng xuống vùng duyên hải,
trong khi ở Vermont này bầu trời luôn luôn u ám đè xuống cảnh vật, làm
thần kinh ông căng thẳng. Ông ước mơ được nhìn bầu trời vui tươi sáng sủa,
những áng mây bạc, màu nước biển xanh ngắt còn lạnh giá, và trên bãi biển,
những khách nhàn du mặc y phục mùa xuân, màu sắc sặc sỡ.
Ông cần thay đổi không khí sau nhiều tuần lễ khó nhọc của mùa đông mà
ông không trở về nhà được; những thói xấu của đô thị mỗi ngày một lan
tràn, buộc ông tìm hiểu những ngóc ngách hang cùng của xã hội, nơi đời