mất.
Về sau, người ta đã trách cứ người đàn ông này và các đồng sự của ông
đã không báo động ngay và không bắt đầu dò xét trước khi báo cho đại tá
và gọi điện đến sở cảnh sát. Nhưng tại sao lại có sự chậm trễ đó mà có thể
tha thứ được, có thể làm trở ngại cho hành động của cảnh sát không ?
Dù như thế nào thì đến tám giờ rưỡi, ít ra ông đại tá cũng được báo tin.
Ông mặc quần áo, chuẩn bị ra đi. Tin tức dường như không làm ông quá
đỗi xúc động, hay ít ra ông cũng tự kiềm chế được. Những cố gắng có lẽ
quá lớn bởi vì bất thình lình ông ngồi thụp xuống một chiếc ghế tựa, và một
lát buông xuống do một cơn thất vọng thực sự; thật khó để nhận xét là
người đàn ông này nhìn vẻ bề ngoài là có nghị lực.
Khi đã bình tĩnh lại, làm chủ được bản thân, ông đi vào hành lang xem
xét những bức tường trần trụi, rồi ngồi xuống trước một chiếc bàn viết
nguệch ngoạc một bức thư, bỏ vào phong bì, dán lại ông nói:
- Này, tôi rất vội... đến một nơi hẹn khẩn cấp... đấy là một lá thư đem đến
ông cảnh sát trưởng.
Rồi, vì những viên thanh tra đang nhìn ông, ông nói thêm:
- Đó là cảm giác của tôi, tôi đưa ra cho ông cảnh sát trưởng-. Sự nghi vấn
của tôi... Mong họ nhận thấy... còn về phần tôi, tôi sẽ đi tìm... Ông vừa đi
vừa chạy bằng những động tác mà những người thanh tra nhìn thấy chắc
phải nghĩ đến sự bồn chồn.
Vài phút sau, ông cảnh sát trưởng đến, người ta đưa cho ông lá thư, trong
đó có những từ sau đây:
“ Mong rằng người vợ vêu quí của tôi sẽ tha thứ cho tôi về nỗi buồn
phiền mà tôi đã gây ra cho nàng. Cho đến phút cuối cùng của đời tôi, tên
của nàng vẫn đọng trên môi của tôi.”
Như vậy, tiếp theo sau cái đêm ấy, trong một lúc căng thẳng thần kinh đã
gây nên cho ông đại tá Sparimento một cơn ớn lạnh, ông đã chạy đi tự sát.
Liệu ông có đủ can đảm thực hiện một hành động như vậy không ? Hay là
đến phút cuối cùng, lý trí của ông lại ngăn ông lại ?
Người ta báo cho bà Sparmiento.