xó chợ có vẻ bề ngoài cứng đơ của một cái giá chiêu mẫu, thật buồn cười
làm cho những người có mặt không khỏi phì cười.
Người lạ gỡ vải bọc đầu cho lão; người ta nhận thấy một khuôn mặt đầy
râu màu xám rồi bung chõe ra tứ phía với đôi gò má cạp xương, lấp lánh
đôi tròng mắt thao láo, bệnh hoạn.
Những tiếng cười lại vang lên:
- Tiền ! Những tờ giấy bạc ! - Người chủ trại ra lệnh.
Người lạ bảo ông lùi ra một chút
- Một chút nữa... người ta sẽ trả lại cho bác, phải không, lão Trainard
?
Rồi, trong khi dùng con dao con của mình cắt những lạt buộc rơm và vải,
ông nói đùa:
- Ông lão khốn khổ, như thế này ông có bịt được mắt ai không ? Nhưng
làm thế nào mà lão thành công được trong việc này ? Lão phải cực kì khéo
léo, hay nói đúng hơn là lão đã sợ hãi đến kinh khủng !... Vậy là, thế đấy,
đêm đầu tiên, lão đã lợi dụng được sự sơ hở của mọi người để chui vào
trong thứ quần áo thải này phải không ? Khôn ngoan. Một con bù nhìn; làm
sao người ta có thể có ý nghĩ là ?... Người ta thường ngày quen nhìn nó ở
trên cây ! Nhưng ông già khốn khổ ơi, điều này làm cho lão khổ sở ! Nằm
sấp ! Cẳng chân và cánh tay thõng xuống ! Suốt ngày như thế ! Tư thế buồn
cười, gò bó ! Với thao tác như thế nào để liều có một cử động, hả. Sợ hãi
mấy khi lão ngủ ! Và, cần phải ăn ! cần phải uống ! Rồi lão nghe tiếng
động của người canh gác ! Và lão đoán được cái họng súng của anh ta, một
gương mặt non choẹt, đang sẵn sàng nhả đạn, chỉ cách lão một mét !
Nhưng cái may mắn nhất cho lão, lão xem, đó là cái cọng rạ của lão. Đúng
thế, khi người ta nghĩ rằng không được gây ra tiếng động, không được để lộ
ra cử chỉ nào, có thể nói như vậy, lão đã phải nhổ những cọng rạ trong quần
áo bù nhìn của lão, ghép thật khéo léo cái nọ vào đuôi cái kia, rồi đưa cái
thiết bị ấy đến tận cái chậu và mút từng giọt, từng giọt nước sạch, ngon
lành, ngon lành... Đúng là phải hét lên khâm phục... Hoan hô, lão Trainard !
Rồi ông lại nói trong kẽ răng: