- Đây là hai nhà báo, thưa ngài công tước.
- Họ muốn gì ở ta ?
- Họ muốn nói chuyện với ngài công tước về vấn đề... đám cưới.
- Tống họ ra khỏi cửa ! Ông công tước thốt lên - hãy nói với người gác
cổng là quan nhà ta không mở cửa cho những kẻ thô lỗ loại đó !
- Con xin Ba, ba ơi ... - Angelique đánh liều.
- Mày nữa, con gái ạ, hãy để cho ta yên, nếu trước kia, mày đồng ý lấy
một thằng anh họ của mày, thì chúng ta không can thiệp làm gì.
Ngay buổi tối của sự việc xảy ra, một trong hai phóng viên đưa tin ở
trang đầu tờ báo của mình một câu chuyện hơi phóng túng của cuộc tác
nghiệp ở phố Vaernne trong ngôi nhà cũ của những người họ nhà Sarjeau -
Vendôme. Người phóng viên đã thoả mái tán rộng ra về cơn giận lôi đình
và sự phản đối của nhà quý tộc già.
Ngày hôm sau một tờ báo khác xen vào một cuộc phỏng vấn “ảo” đối
với Arsène Lupin, xảy ra trong hành lang của nhà hát kịch. Arsène Lupin
đập lại:
- Tôi hoàn toàn chia sẻ sự phẫn nộ của nhạc phụ tương lai của tôi. Việc
gửi những bức thư ấy là một việc làm không đúng đắn mà tôi không chịu
trách nhiệm, nhưng tôi công khai xin lỗi. Vậy các bạn nghĩ xem, thời gian
đám cưới của chúng tôi chưa được ấn định. Nhạc phụ của tôi đề xuất đầu
tháng năm. Vợ chưa cưới của tôi và tôi, chúng tôi thấy vậy là rất muộn. Sáu
tuần chờ đợi.
Cái gì khiến cho sự việc có một vị đắng riêng biệt mà những người hay
đi lại trong gia đình phải nếm chịu ? Đó chính là tính tình của vị công tước,
tính kiêu ngạo của ông, tính cố chấp của những ý nghĩ và những nguyên tắc
của ông. Là hậu duệ cuối cùng của các nam tước họ Sarjeau, dòng họ cao
quí nhất ở Bretagne; chắt của vị Sarjeau ấy đã lấy một người con gái thuộc
dòng họ Vandôme, chỉ hòa hợp được sau mười năm ở Bastille, lấy hiệu mới
mà Louis XV đặt cho. Vị công tước Jean không từ bỏ một tiền lệ cũ nào
của chế độ cũ. Trong thời niên thiếu, ông đi theo bá tước De Chambord ở
ẩn. Về già ông từ chối một chức vụ ở cung điện Bourbon với cái cớ là một