- Cái đó thì chịu. Nhưng ít ra việc hung thủ bấm chuông cũng chứng tỏ
hắn biết rất rõ chuông có liên lạc với buồng của gia nhân, vả lại, ai có thể
biết tường tận chi tiết này hơn là chính người nhà này.
Vòng những giả thiết ngày càng thít chặt lại. Bằng vài câu mau lẹ, minh
bạch và lôgic, Ganimar đã phanh phui vấn đề, đã trình bày ý nghĩ của mình
một cách mạch lạc khiến ông thẩm phán dự thẩm đã đi đến kết luận một
cách hết sức tự nhiên:
- Tóm lại, thầy nghi Ăngtoanét Brêha
?
-
Tôi không nghi mà tôi buộc tội.
-
Thầy buộc tội Ăngtoanét là tòng phạm à
?
- Tôi buộc tội ả là kẻ đả giết ông đại tướng nam tước Hôtơrếch.
- Thầy nói thế nào ấy chứ, vậy bằng chứng đâu
?
-
Đây! Tôi đã tìm được nắm tóc này ở trong bàn tay phải của nạn nhân.
Những sợi tóc đã bị chính những đầu móng tay bấm lút vào trong da thịt.
Ganimar giơ nắm tóc ra. Nhìn thấy những sơi tóc vàng chói lọi, óng ánh
như kim tuyến, bác Sáclơ thì thào:
- Đúng tóc của cô Ăngtoanét Brêha rồi. Không thể lầm được
!
Ngẫm nghĩ một lát, bác nói tiếp:
- Với lại... còn điều này nữa... con dao mà tôi không thấy lại lần sau ấy
mà, đúng là của cô ta. Cô Ăngtoanét vẫn dùng con dao này để rọc sách.
Im lặng rất lâu và nặng nề, cứ như án mạng càng thêm rùng rợn khi hung
thủ là một người đàn bà. Ông thẩm phán dự thẩm tranh luận:
- Cứ cho là chính Ăngtoanét Brêha đã giết ông nam tước, tất nhiên còn
phải điều tra nhiều, ta còn giải thích hung thủ đã theo đường nào để ra khỏi
nhà sau khi gây án mạng, để trở vào sau khi ông Sáclơ bỏ chạy ra phố và
một lần nữa để tẩu thoát trước khi các nhà chức trách đến. Ông Ganimar,
ông có ý kiến gì không?
- Không.
- Không à
? Ông không có ý kiến gì à ?
Ganimar có vẻ lúng túng một lúc. Cuối cùng thầy cũng cố gắng phát
biểu: