Khi yên lặng đã trở lại, người ta định cám ơn viên đại uý Janniot thì họ mới
nhận ra rằng ông đã đi khỏi đó.
Sau nhiều năm tôi mới có dịp hỏi Lupin nguyên do về việc này. Anh hứng
thú trả lời tôi:
- Việc mười tám viên kim cương à ? Lạy Chúa, khi tôi nghĩ tới ba hay bốn
thế hệ đồng loại của tôi đi tìm lời giải cho vấn đề ấy mà không được ! Mười
tám viên kim cương vẫn còn đấy, chỉ dưới một lớp bụi mỏng.
- Nhưng làm sao mà anh đoán được ?...
- Tôi không đoán. Tôi suy nghĩ. Việc như thế liệu tôi có cần phải suy nghĩ
không ? Ngay từ đầu việc ấy đập vào mắt tôi: toàn bộ cuộc phiêu lưu bị chi
phối bởi một vấn đề chủ yếu, vấn đề thời gian ! Khi đang còn tỉnh táo
Charles d'Ernemont đã ghi ngày tháng lên ba bức tranh.
Về sau trong cảnh ngu muội mà ông ta vật lộn, mỗi tia nhỏ của sự thông
minh mỗi năm lại dẫn ông ta đến trung tâm của vườn cũ và cũng chính tia
sáng ấy lại đưa ông ta ra khỏi đấy mỗi năm, ở cùng thời khắc, có nghĩa là
lúc năm giờ hai mươi bảy phút. Cái gì đã điều chỉnh bộ máy rối loạn của
trung tâm trí não ấy như thế ? Sức mạnh cao siêu nào làm cho người điên
đáng thương ấy hành động ? Không còn nghi ngờ gì nữa, khái niệm do bản
năng về thời gian mà đồng hồ mặt trời đã biểu thị trên những bức tranh của
người đại điền chủ. Đó là chu kỳ quay vòng của trái đất xung quanh mặt trời
trong một năm đã đưa Charles d’Ernemont trở lại căn vườn ở Passy vào
ngày tháng nhất định. Và cũng là sự quay vòng trong ngày ấy đã đưa anh ta
ra khỏi đấy vào giờ cố định, có nghĩa là giờ, hẳn khi ấy mặt trời bị che lấp
bởi những vật chướng ngại nên không còn chiếu sáng được căn vườn ở
Passy nữa. Nhưng toàn bộ cái đồng hồ mặt trời ấy chính là biểu tượng của
sự quay vòng. Cho nên ngay lập tức tôi biết mình phải tìm ở đâu.
- Nhưng giờ tìm kiếm, làm sao anh xác định được ?
- Theo như các bức tranh, thì hoàn toàn đơn gian. Một người sống ở thời kỳ
ấy như Charles d’Ernemont đáng ra phải ghi 26 tháng nẩy mầm, năm II hay