đầu không đúng ắt sẽ phát triển lệch lạc, nhưng trái tim nó chưa bị hỏng,
khối óc nó vẫn còn nguyên vẹn.
Và thế là một đứa bé hai mươi tuổi đầu như tôi đã phải đèo bòng một cô
bé mười ba? Mấy ngày đầu sau khi cha tôi mất, tôi chỉ nói khẽ nó cũng đã
run bắn lên, sự âu yếm, vuốt ve của tôi chỉ làm nó thêm buồn, nhưng chẳng
bao lâu sau nó đã quen hơi bén tiếng với tôi.
Về sau, khi đã tin chắc rằng tôi thực sự nhận nó là em và yêu quý nó
đúng như mót người em gái, thực tình nó đã gắn bó với tôi rất thiết tha,
trong tâm hồn nó không có thứ tình cảm nào nửa vời.
Tôi đưa nó về Pêterbua. Tôi cảm thấy đau lòng khi phải sống xa nó,
nhưng sống chung với nó thì không thể được.
Tôi gửi nó vào học ở một trường ký túc khá nhất và Axya cũng hiểu
được rằng việc xa cách của chúng tôi là cần thiết. Sau đó nó quen dần và đã
sống ở trong trường học được bốn năm; nhưng trái với sự mong đợi của tôi,
nó hầu như vẫn không thay đổi gì. Bà hiệu trưởng thường phàn nàn với tôi
về nó: “Quở phạt cô ấy thì không nên, - bà ta nói, - nhưng dỗ dành thì cô ấy
lại không nghe”. Axya rất tinh ý, học khá, khá nhất trường, nhưng không
thể hòa hợp với mọi người, bướng bỉnh và mặt mũi lúc nào cũng cau có…
Tôi không thể kết tội nó quá đáng, ở địa vị nó, hoặc nó phải xun xoe, ve vãn
hoặc phải bẽn lẽn ngượng ngùng. Trong số bạn gái của nó, nó chỉ thân với
một cô bé không lấy gì làm đẹp, bị bạn bè xa lánh và nghèo túng.
Những tiểu thư khác cùng học với nó, phần lớn thuộc các dòng họ khá
giả, không thích nó, nói xỏ nói xiên nó và hay châm chọc nó mỗi khi có dịp.
Đối với bọn tiểu thư đó, một sợi tóc Axya cũng không chịu lép. Một hôm
trong giờ học luật Thiên chúa, giáo sư nói về những thói xấu, Axya đã lớn
tiếng nói: “Nịnh hót và hèn nhát là những thói xấu xa tồi tệ nhất!”. Tóm lại
là nó cứ đi theo con đường riêng của nó, duy có điều đáng mừng là tư cách
của nó có khá hơn; tuy nhiên ngay về mặt này hình như nó cũng không