hẹp, quá hạn chế. Dĩ nhiên đây chỉ là một bức tranh hiện tại, nhưng nó phải
phục vụ ở mức đó. Vậy chính tiểu sử là thứ chúng tôi sẽ quay sang trước
nhất, một cách nhanh chóng và ngắn gọn, để cố thấu hiểu chiến tranh có ý
nghĩa gì đối với các ông. Chúng ta hãy trích dẫn vài câu từ một tiểu sử. Đầu
tiên, đoạn này từ cuộc đời của một người lính:
Tôi đã có một cuộc sống khả dĩ là hạnh phúc nhất, và luôn làm việc cho
chiến tranh, và hiện đang bước vào thời kỳ lớn lao nhất của một đời chiến
sĩ… Tạ ơn Thượng đế, một giờ nữa chúng tôi xuất quân. Thật là một trung
đoàn tuyệt phách! Những con người như thế, những con ngựa như thế!
Trong vòng mười ngày, tôi hy vọng Francis và tôi sẽ phi ngựa cạnh nhau
thẳng vào bọn Đức.
[IV]
Ở đây, người viết tiểu sử bổ sung thêm:
Từ giờ đầu tiên anh ta đã cực kỳ hạnh phúc, vì anh ta đã tìm ra tiếng gọi
thật sự của mình.
Với nhận định đó, chúng ta hãy bổ sung thêm đoạn này từ cuộc đời của
một phi công:
Chúng tôi nói về Hội Quốc Liên
[4]
và những viễn cảnh về hòa bình và giải
trừ quân bị. Về chủ đề này ông ta tỏ ra có tính thượng võ hơn là quân phiệt.
Sự khó khăn mà ông ta không thể tìm ra lời giải đáp cho nó là nếu đạt được
hòa bình thường xuyên, và các quân đội cùng hải quân thôi tồn tại, sẽ không
có lối thoát cho những phẩm chất đàn ông mà việc chiến đấu đã phát triển,
và thể chất con người, tính cách con người đó sẽ trở nên sa đọa.
[V]
Ở đây, ngay lập tức, có ba nguyên do dẫn giới tính của các ông tới chỗ
đánh nhau; chiến tranh là một nghề nghiệp; một nguồn hạnh phúc và phấn
khích; và nó còn là lối thoát cho những phẩm chất đàn ông, mà nếu không
có nó những người đàn ông sẽ trở nên tồi tệ. Nhưng việc những cảm giác và
ý kiến này không hề có chút tính phổ quát nào đối với giới tính của các ông
đã được chứng minh bởi đoạn trích sau từ một tiểu sử khác, cuộc đời của
một thi sĩ đã bị giết trong cuộc chiến châu Âu. Wilfred Owen.
Tôi đã thấu hiểu một thứ ánh sáng sẽ không bao giờ ngấm vào tín điều của
bất kỳ nhà thờ quốc gia nào: cụ thể, một trong những chỉ thị chủ yếu của
Chúa Ky-tô là: Thụ động ở bất cứ giá nào! Hãy gánh chịu sự ô nhục và bị
ghét bỏ, nhưng đừng bao giờ viện tới vũ khí. Bị ức hiếp, bị lăng nhục, bị
giết chết; nhưng đừng giết chóc… Bạn thấy giáo lý Cơ đốc thuần túy sẽ
không phù hợp với chủ nghĩa ái quốc thuần túy ra sao rồi đó.