Và trong một số ghi chú đối với những bài thơ mà ông ta không còn sống
để viết là những đoạn sau:
Sự phi tự nhiên của các thứ vũ khí… Sự phi nhân của chiến tranh… Tính
chất không thể chịu nổi của chiến tranh… Sự tham lam kinh khủng của
chiến tranh… Sự ngu xuẩn của chiến tranh…
[VI]
Từ những trích dẫn này. Rõ ràng là cùng một giới tính lại có những ý kiến
rất khác nhau về cùng một thứ. Nhưng cũng rõ ràng, từ nhật báo ngày nay,
rằng bất kể có nhiều người không tán thành quan điểm đa số đến mấy, đại
đa số giới tính của ông ngày nay ủng hộ chiến tranh. Cả Hội thảo
Scarborough của những người đàn ông trí thức lẫn Hội thảo Bournemouth
của giới lao động đều nhất trí rằng việc sử dụng 300.000.000 bảng hàng
năm là một sự cần thiết. Họ cho rằng Wilfred Owen đã sai lầm; rằng giết
vẫn tốt hơn là bị giết. Thế nhưng vì tiểu sử cho thấy rằng có nhiều khác biệt
về ý kiến, rõ ràng là hẳn phải có một lý do nào đó thắng thế để mang tới sự
nhất trí hoàn toàn áp đảo này. Chúng ta sẽ gọi nó, vì tính khúc chiết, là
“lòng yêu nước”? Vậy thì, tiếp đó chúng ta phải hỏi, phải chăng cái “lòng
yêu nước” này dẫn các ông tới chiến tranh? Hãy để ngài Chánh án tối cao
của nước Anh diễn dịch điều này cho chúng ta:
Người Anh tự hào về nước Anh. Với những người đã được đào tạo trong
các trường trung học và đại học Anh, và những người đã kiếm sống ở nước
Anh, ít có tình yêu nào mạnh mẽ hơn tình yêu chúng ta dành cho đất nước
của chúng ta. Khi chúng ta xét tới những quốc gia khác, khi chúng ta phán
xét những phẩm chất của chính sách của nước này hay nước nọ, chúng ta áp
dụng chính chuẩn mực của đất nước mình… Tự do đã chọn nơi cư ngụ ở
nước Anh. Nước Anh là quê hương của những thể chế dân chủ… Đúng là
giữa chúng ta có nhiều kẻ thù của nền tự do - một số trong đó, có lẽ, ở
những khu vực khá bất ngờ. Nhưng chúng ta đang đứng vững. Người ta đã
bảo rằng nhà của một người Anh là tòa lâu đài của anh ta. Ngôi nhà của Tự
do nằm ở nước Anh. Và nó thật sự là một tòa lâu đài - một tòa lâu đài sẽ
được phòng vệ cho tới lúc cuối cùng… Vâng, chúng ta, những người Anh,
thật rất đỗi hạnh phúc.
[VII]
Đó là một phát biểu chung khá rõ về ý nghĩa của lòng yêu nước đối với
một người đàn ông trí thức và những bổn phận anh ta phải gánh vác. Nhưng
còn cô em gái của người đàn ông trí thức - với cô ta, “lòng yêu nước” có
nghĩa là gì? Cô ta có cùng những lý do để tự hào về nước Anh, để yêu mến
nước Anh, để bảo vệ nước Anh hay không? Cô ta có “rất đỗi hạnh phúc” ở