BA ĐỒNG VÀNG - Trang 15

nước Anh hay không? Có vẻ như khi bị chất vấn, lịch sử và tiểu sử sẽ chỉ ra
rằng địa vị của cô ta trong ngôi nhà của nền tự do khác với địa vị của “anh
cô ta” và dường như tâm lý học sẽ gợi ý rằng lịch sử không phải không tác
động lên tâm trí và cơ thể. Do đó, diễn dịch của cô ta về từ “lòng ái quốc”
có thể rất khác với diễn dịch của anh ta. Và sự khác biệt đó có thể khiến cho
cô ta cực kỳ khó khăn trong việc thấu hiểu định nghĩa của anh ta về lòng
yêu nước và những bổn phận mà nó đưa tới. Nếu vậy, câu trả lời của chúng
tôi cho câu hỏi của ông, “Theo ý bà chúng ta sẽ ngăn chận chiến tranh bằng
cách nào?” tùy thuộc vào việc thấu hiểu các nguyên do, các cảm xúc, lòng
trung thành đã dẫn những người đàn ông tới chỗ chiến tranh, và lá thư này
tốt hơn nên bị xé ngang và vất vào sọt giấy vụn. Vì dường như rõ ràng là
chúng ta không thể hiểu nhau do những khác biệt này. Dường như rõ ràng
rằng chúng ta tư duy khác nhau là do chúng ta sinh ra khác nhau; có một
quan điểm của Grenfell; một quan điểm của Knebworth; một quan điểm của
Wilfred Owen; một quan điểm của ngài Chánh án tối cao và quan điểm của
con gái một người đàn ông trí thức. Tất cả đều khác biệt. Nhưng có một
quan điểm tuyệt đối hay không? Chúng ta có thể tìm được một phán xét đạo
đức được viết ra đâu đó trong những lá thư của lửa hay vàng rằng “Điều
này đúng. Điều này sai.” - một phán xét đạo đức mà bất kể các khác biệt
của chúng ta có ra sao, tất cả chúng ta phải chấp nhận hay không? Vậy thì
chúng ta hãy tham chiếu vấn đề về tính chất đúng hay sai của chiến tranh
tới những những ngườitạo ra đạo đức cho nghề nghiệp của họ - giới tăng lữ.
Chắc chắn nếu chúng ta hỏi giới tăng lữ câu hỏi đơn giản: “Chiến tranh
đúng hay sai?” họ sẽ đưa ra cho chúng ta một câu trả lời minh bạch mà
chúng ta không thể chối bỏ. Nhưng không - Giáo hội của nước Anh, có thể
được cho là có khả năng trừu tượng hóa câu hỏi từ những rối rắm trần tục
của nó, cũng ngần ngừ lưỡng lự. Ông Giám mục thành London khăng
khăng rằng “mối nguy thật sự đối với hòa bình thế giới ngày nay là những
người theo chủ nghĩa hòa bình. Chiến tranh xấu là thế nhưng mất danh dự
còn tệ hơn nhiều.”

[VIII]

Mặt khác, ông Giám mục thành Birmingham

[IX]

đã

tự mô tả bản thân như là một “người theo chủ nghĩa hòa bình cực đoan…
tôi không thể tự mình nhìn ra rằng chiến tranh có thể được xem là hòa hợp
với tinh thần Cơ đốc.” Vậy là bản thân Giáo hội đã cho chúng ta một lời tư
vấn nước đôi - trong một số hoàn cảnh chiến đấu là đúng; trong bất kỳ hoàn
cảnh nào chiến đấu là đúng. Thực tế này thật đáng lo, gây trở ngại và làm
người ta rối trí, nhưng phải được đối mặt; không hề có sự chắc chắn ở trời
cao hay mặt đất. Thật sự càng đọc về nhiều cuộc đời, càng nghe nhiều phát

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.