BA ĐỒNG VÀNG - Trang 151

thi. Hồi thời ấy có một phong trào thực hiện những lớp học hàm thụ…”
(From One Century to Another của Elizabeth Haldane, trang 73.) Nỗ lực để
che đậy sự dốt nát của những người phụ nữ được giáo dục như thế thường
rất quả quyết, nhưng không luôn luôn thành công. “Họ trò chuyện một cách
thú vị về những đề tại hiện tại, cẩn thận né tránh các chủ đề gây tranh cãi.
Điều gây ấn tượng cho tôi là sự dốt nát và thờ ơ của họ liên quan tới bất cứ
điều gì ở bên ngoài tầng lớp của chính họ… một nhân vật có vai vế, mẹ của
Phát ngôn viên của Hạ viện Anh tin rằng California thuộc về chúng ta, là
một phần của Đế quốc của chúng ta!” (Distant Fields của H.A. Vachell,
trang 109.) Việc sự dốt nát thường được khơi gợi ra trong thế kỷ mười chín
la do niềm tin đương thời rằng những người đàn ông trí thức thích thú nó đã
được chỉ ra bởi sức mạnh mà với nó Thomas Gisborne, trong tác phẩm có
tính hướng dẫn On the Duties of Women (trang 278) đã khiển trách những
kẻ cố tình khuyên những người phụ nữ “tự kềm chế không khám phá tới
mức độ trọn vẹn về khả năng và những thành tựu của người đối ngẫu trong
hôn nhân của họ.” “Đây không phải là sự tự do làm theo ý mình mà là nghệ
thuật. Nó là sự che đậy, nó là sự áp đặt chủ tâm… Nó hầu như không thể
được thực hành lâu mà không bị phát giác.”

Nhưng con gái của người đàn ông trí thức ở thế kỷ 19 thậm chí còn dốt

nát về đời sống hơn là về những cuốn sách. Một nguyên nhân cho sự dốt nát

đó được đề xuất bởi câu trích dẫn sau: “Người ta cho rằng hầu hết đàn ông

đều không ‘có đạo đức tốt’, nghĩa là, hầu như tất cả đều có khả năng gạ

chuyện tán tỉnh hay gây bực mình - hay còn tệ hơn - cho bất kỳ một phụ nữ

trẻ tuổi không có người hộ tống nào mà họ gặp.” (‘Society and the Season’,

của Mary, Nữ Bá tước xứ Lovelace, trong cuốn Fifty Years, 1882-1932,

trang 37.) Do đó cô ta bị giam hãm trong một vòng tròn rất hẹp; và “sự dốt

nát và thờ ơ” của cô ta đối với bất cứ thứ gì ở bên ngoài là có thể tha thứ.

Mối liên kết giữa sự dốt nát đó và nhận thức của thế kỷ 19 về nam tính -

bằng chứng là anh hùng thời đại Victoria - mà đã khiến cho “đạo đức” và

nam tính trở nên không tương hợp là rất hiển nhiên. Trong một đoạn văn

nổi tiếng của mình, Thackeray than phiền về những hạn chế nằm giữa đạo

đức và nam tính đã áp đặt lên nghệ thuật của ông.

[II]

Ý thức hệ của chúng ta vẫn còn tính chất lấy con người làm trung tâm

một cách thâm căn cố đế đến nỗi cần thiết phải đặt ra thuật ngữ dài dòng
này - các cô con gái của những người đàn ông trí thức - để mô tả tầng lớp
có cha là người đã được giáo dục ở các trường tư thục và trường đại học.
Rõ ràng, nếu từ “giai cấp tư sản” thích hợp với anh trai của cô ta, sẽ cực kỳ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.