BA ĐỒNG VÀNG - Trang 180

The Position of Women in Contemporary France của Frances Clark - khẩn
khoản yêu cầu phụ nữ Anh giúp họ bảo vệ tự do và văn hóa hẳn phải gây
kinh ngạc.

(IV)

Độ chính xác nghiêm ngặt, ở đây hơi xung đột với nhịp điệu và luật

hài âm, đòi hỏi từ “rượu pooctô”. Một tấm ảnh trong nhật báo chụp “Những
quý ông Tây Ban Nha trong một Phòng họp của những bậc cao niên sau bữa
ăn (1937) cho thấy “một chiếc xe dọn thức ăn trong đó có cái bình cổ cong
đựng rượu pooctô băng qua một khoảng trống giữa những bữa ăn ở lò sưởi,
và cứ thế tiếp tục vòng tròn của nó mà không ngang qua mặt trời.” Một bức
ảnh khác cho thấy chiếc cốc “có đế” được sử dụng. Tập quán cổ của Oxford
này quy định rằng kẻ đề cập tới những chủ đề cụ thể ở Hall có thể bị phạt
uống ba panh (0,5 lít) bia liền một hơi…” Những ví dụ đó tự thân chúng đã
đủ để chứng minh cây bút của một phụ nữ không thể nào mô tả được cuộc
sống ở một trường nam cao đẳng nếu không phạm phải những thiếu sót
không thể tha thứ trong phép xã giao. Nhưng các quý ông mà các tập quán
của họ thông thường là bắt chước, e là như vậy, sẽ mở rộng sự dộ lượng của
họ khi họ phản ánh rằng người nữ tiểu thuyết gia, bất kể có ý định tôn kính
thế nào, làm việc bên dưới những trở ngại vật chất nghiêm trọng. Nếu cô ta
muốn, ví dụ, mô tả một bữa đại tiệc ở Trinity, Cambridge, cô ta phải “lắng
nghe qua cái lỗ nhỏ để nhìn qua tường của bà Butler (vợ của ông Hiệu
trưởng) những phát biểu diễn ra ở bữa tiệc được tổ chức ở trường Trinity
College”. Nhận xét này được cô Haldane đưa ra vào năm khi cô phản ánh
rằng “Toàn bộ khung cảnh hầu như giống với thời trung cổ.” (From One
Century to Another của E. Haldane, t. 235.)

(V)

Theo Whitaker có một Hội văn học Hoàng gia và cũng có một Viện

Hàn lâm Anh Quốc, cả hai đều là giả đoán, vì chúng có văn phòng và quan
chức, các cơ quan văn phòng, nhưng không thể nói những khả năng của
chúng là gì, vì nếu Whitaker không xác nhận sự tồn tại của chúng, chắc
chắn là sẽ không ai ngờ tới điều đó.

(VI)

Rõ ràng phụ nữ đã bị trục xuất khỏi Phòng đọc của Viện bảo tàng Anh

Quốc hồi thế kỷ 18. Thế này: “Cô Chudleigh khẩn nài được phép vào phòng
đọc. Người nữ sinh viên duy nhất đã vinh danh chúng ta là bà Macaulay; và
quý ngài có thể nhớ lại một sự kiện khiếm nhã thế nào đã xúc phạm tới sự
tinh tế của bà.” (Daniel Wray to Lord Harwicke, 22/10/ 1768. Nichols,
Literary Anecdotes of the Eighteenth Century, quyển I, t. 137.) Biên tập

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.