BA ĐỒNG VÀNG - Trang 30

mặt lớn, và biến những con người non nớt, thô thiển thành sản phẩm hoàn
thiện - một người đàn ông hoặc phụ nữ trí thức -này là gì? Ngay từ đầu,
không thể có ngờ vực nào về giá trị tối cao của nó. Bằng chứng của tiểu sử -
loại bằng chứng mà bất kỳ một ai có thể đọc tiếng Anh có thể tham khảo
trên các kệ sách của bất kỳ thư viện công cộng nào đều đồng ý về điểm này;
giá trị của giáo dục nằm trong số những giá trị lớn nhất của con người. Tiểu
sử chứng minh điều này theo hai cách. Thứ nhất, có một thực tế là đại đa số
đàn ông, những kẻ từng cai trị nước Anh trong suốt 500 năm qua, và những
kẻ hiện đang điều hành nước Anh trong Quốc hội và các cơ quan chính phủ,
đã nhận được một nền giáo dục đại học. Thứ hai, có một thực tế thậm chí
còn ấn tượng hơn nếu ông xét tới những lao khổ, những thiếu thốn mà nó
bao hàm - và về điều này, cũng có dư bằng chứng trong tiểu sử - thực tế về
khoản tiền to lớn đã chi tiêu cho giáo dục trong 500 năm qua. Thu nhập của
trường Đại học Oxford là 435.656 bảng (1933-4), thu nhập của trường Đại
học Cambridge là 212.000 bảng (1930). Ngoài tổng thu nhập của trường đại
học, mỗi trường cao đẳng còn có thu nhập riêng của nó, mà, chỉ xét từ
những món quà và di sản để lại theo chúc thư từ thời này sang thời khác đã
nêu trong báo, trong vài trường hợp phải ở một tỷ lệ khó tin.

[XVIII]

Nếu

chúng ta cộng thêm những thu nhập có được ở các trường tư thục lớn -
Eton, Harrow, Winchester, Rugby, chỉ kể tới những trường lớn nhất - chúng
ta đạt tới một khoản tiền lớn đến độ không thể ngờ vực gì về giá trị lớn lao
mà con người đặt vào giáo dục. Và việc nghiên cứu tiểu sử - cuộc đời của
những người nghèo khổ, những kẻ vô danh tiểu tốt, những người thất học -
chứng tỏ rằng họ sẽ thực hiện bất kỳ nỗ lực nào, bất kỳ sự hy sinh nào để có
được một nền giáo dục ở một trong những trường đại học.

[XIX]

Nhưng có lẽ sự chứng thực lớn nhất cho giá trị của giáo dục mà tiểu sử

cung cấp cho chúng ta là thực tế rằng các chị em gái của những người đàn
ông trí thức không chỉ có những hy sinh về sự tiện nghi và lạc thú, vốn cần
thiết để giáo dục anh em của họ, mà chính bản thân họ cũng thật sự khao
khát được giáo dục. Khi chúng ta xét tới quy định của Giáo hội về vấn đề
này, một quy định mà chúng ta biết từ tiểu sử rằng chỉ mới có hiệu lực cách
đây vài năm -“…người ta nói với tôi rằng khát khao học hỏi ở những người
phụ nữ là chống lại ý Chúa…”

[XX]

- chúng ta phải công nhận rằng niềm

khao khát của họ hẳn là rất mãnh liệt. Và nếu chúng ta suy ngẫm rằng tất cả
những nghề nghiệp chuyên môn mà một nền giáo dục đại học đã điều chỉnh
cho phù hợp với những anh em trai của cô ta cũng gần gũi với cô ta, niềm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.