tâm trí và cơ thể có thể được tạo ra để hợp tác; phát hiện ra những cách kết
hợp mới mẻ để tạo nên toàn điều tốt đẹp trong đời sống con người. Các thầy
cô nên được rút ra từ những người sống có đạo đức cũng như từ những
người có tư tưởng tốt. Sẽ không có khó khăn gì trong việc thu hút họ. Vì sẽ
không có một rào chắn nào của sự giàu có và nghi thức, của sự quảng cáo
và cạnh tranh mà hiện đang biến những trường đại học già nua và giàu có
trở thành những nơi ngụ cư khó chịu - những thành phố của sự xung đột,
những thành phố nơi thứ này bị nhốt chặt, thứ kia bị trói buộc; nơi không
một ai có thể bước đi một cách tự do vì nỗi e sợ sẽ vượt quá một vạch phấn
đánh dấu nào đó, sẽ làm mất lòng một kẻ quyền cao chức trọng nào đó.
Nhưng nếu ngôi trường nghèo, nó sẽ không có gì để đưa ra; sự cạnh tranh
sẽ bị thủ tiêu. Cuộc sống sẽ cởi mở và dễ chịu. Mọi người yêu thích việc
học tập vì chính bản thân nó sẽ vui mừng được tới đó. Những nhạc sĩ, họa
sĩ, nhà văn, sẽ dạy ở đó, vì họ sẽ học. Đối với một nhà văn, còn có sự trợ
giúp nào lớn hơn là được thảo luận về nghệ thuật viết văn với những người
đang suy nghĩ không phải về những cuộc thi hay những bằng cấp hay danh
dự hay quyền lợi nào họ có thể buộc văn học trao cho họ mà chỉ về chính
bản thân nghệ thuật đó?
“Và các nghệ thuật và nghệ nhân khác cũng thế. Họ sẽ tới ngôi trường
nghèo và thực hành những nghệ thuật của họ vì nó sẽ là một địa điểm nơi
xã hội được tự do; không bị phân chia thành những sự phân biệt khốn khổ
giữa giàu và nghèo, giữa thông minh và ngu ngốc; mà là nơi tất cả những
mức độ và loại lợi ích về trí tuệ, cơ thể và tâm hồn khác nhau kết hợp lại.
Vậy chúng ta hãy thành lập ngôi trường mới này; ngôi trường nghèo này;
trong đó người ta tìm kiếm sự học tập vì chính bản thân nó; nơi sự quảng
cáo bị thủ tiêu; và không có bằng cấp nào cả; và những bài giảng không
được đưa ra, những bài thuyết giáo không được rao giảng, và những thói
phù phiếm, những sự phô trương xưa cũ đã bị nhiễm độc vốn sản sinh ra sự
cạnh tranh và lòng ganh ghét…”
Lá thư ngưng ở đó. Không phải vì thiếu chuyện để nói; thật ra đoạn kết
chỉ vừa mới bắt đầu. Đó là vì mặt sau của tờ giấy - cái mặt mà người viết
thư luôn luôn nhìn thấy - có vẻ như bị ấn định với một nỗi buồn cụ thể, dựa
theo một đoạn văn trong cuốn sách mà từ đó sự trích dẫn đã được thực hiện.
“Do đó, các cô hiệu trưởng của các trường thích một ban giảng huấn có các
mẫu tự theo sau họ tên hơn, khiến cho các sinh viên của trường Newnham
và Girton, vì họ không thể đặt mẫu tự B.A. sau tên mình, gặp bất lợi trong
các đợt bổ nhiệm.” Vị thủ quỹ danh dự của Quỹ tái xây dựng trường học đã
dán mắt mình vào câu đó. Dường như bà ta đang nói: “Đâu là ích lợi của