được cái của ấy. George thì nghĩ âm nhạc biết đâu lại tốt cho thằng cha ấy,
hắn nói âm nhạc thường xoa dịu thần kinh và chữa khỏi cơn đau đầu; rồi
hắn dạo thử vài ba nốt, chỉ để cho Harris nghe thử.
Harris bảo hắn thà bị đau đầu còn hơn.
Cho đến tận ngày hôm đó, George chưa bao giờ chơi đàn banjo. Hắn đã
gặp phải quá nhiều sự phản đối từ xung quanh. Có một vài tối trong lúc
chúng tôi chèo xuôi dòng, hắn cũng tập tọe chơi thử, nhưng chẳng bao giờ
thành công. Ngôn ngữ của Harris đủ để làm bất kỳ ai cũng phải mất nhuệ
khí; thêm vào đó con Montmorency thường ngồi xuống mà tru theo một
cách bền bỉ ngay khi cuộc biểu diễn bắt đầu. Chuyện này không cho thằng
cha có được một cơ hội công bằng.
“Sao nó cứ muốn tru như thế mỗi khi tớ chơi nhạc nhỉ?” George thốt lên
phẫn nộ trong khi rút một cái giày ống ra nhắm vào con chó.
“Sao cậu cứ muốn chơi như thế mỗi khi nó tru nhỉ?” Harris vặn lại, tóm
lấy cái giày. “Cậu để nó yên đi. Nó làm sao mà nhịn tru được. Nó có tai
nhạc đấy, và nhạc của cậu làm nó tru chứ còn gì.”
Vậy là George quyết định sẽ hoãn công cuộc nghiên cứu đàn banjo cho
đến khi về nhà. Nhưng kể cả ở đó hắn cũng không có nhiều cơ hội. Bà P.
thường leo lên nói rằng bà ta hết sức tiếc - riêng bà ta thì bà ta rất thích
nghe hắn chơi - nhưng quý bà trên gác đang trong tình trạng vô cùng yếu ớt,
và bác sĩ sợ rằng thứ này sẽ làm đứa bé bị tổn thương.
Vậy là đêm đến George lôi đàn ra thử chơi quanh quảng trường. Nhưng
dân cư đã phàn nàn với cảnh sát, và một đêm nọ người ta bèn phục kích, và
tóm gọn hắn. Bằng chứng chống lại hắn rất rõ ràng, và hắn bị theo dõi suốt
sáu tháng để duy trì sự an bình của khu vực đó.
Sau đó hắn có vẻ đã ngã lòng về vấn đề này. Hết sáu tháng ấy, hắn cũng
có vài nỗ lực không đáng kể để chơi lại, nhưng lúc nào cũng vẫn sự ghẻ
lạnh ấy - vẫn là nhu cầu được đồng cảm của thế giới trong việc chống lại
nó; và sau một thời gian thì hắn hoàn toàn tuyệt vọng và đăng quảng cáo