BÀ MỤ - Trang 28

khoa tin rằng sẽ an toàn hơn nếu đưa một đứa trẻ từ tử cung ra ngoài đời ở
trong bệnh viện.

Mẹ tôi không đồng tình, bà và các bác sĩ khác thường dùng số liệu thống kê
để đấu với nhau. Khi còn bé, tôi thường nghe những cụm từ và con số bay
qua bay lại như quả cầu trên sân cầu lông, và tôi rất thích thú với sự dứt
khoát đằng sau những từ ngữ nghe có vẻ rất bệnh viện, rất sạch sẽ. Bệnh tật
của sản phụ. Tử vong ở trẻ sơ sinh. Tử vong khi sinh.

Từ sinh non mê hoặc tôi. Sinh non. Lúc chín hay mười tuổi, tôi cứ nghĩ nó
có nghĩa là một ca đẻ ở chốn luyện ngục, một ca đẻ diễn ra mãi mãi.

“Nó vẫn còn đang được đẻ à?”

“Phải rồi. Đáng sợ quá nhỉ? Bây giờ đang đẻ đến năm thứ ba rồi đấy...”

Mẹ tôi tin rằng đẻ tại nhà rất an toàn, ít nhất một phần bởi lẽ bà từ chối đỡ
đẻ tại nhà cho những ca mang thai có nguy cơ cao. Ví dụ như phụ nữ có
huyết áp cao. Tiểu đường. Sinh đôi. Bà nhấn mạnh những thai phụ đó phải
vào bệnh viện, ngay cả khi họ nài nỉ bà đỡ đẻ tại nhà cho họ.

Và bà chưa bao giờ chần chừ khi phải chuyển một thai phụ đang chuyển dạ
cho bệnh viện, nếu có gì đó khiến tim bà đập nhanh hơn một chút - như bà
đã có lần mô tả cảm giác đó với tôi. Đôi khi vì linh cảm của mẹ tôi về một
ca sinh không tiến triển trong nhiều giờ liền, và bệnh nhân của bà mệt lả.
Đôi khi mẹ tôi có thể đề nghị nhập viện vì bà sợ một chuyển biến nguy
hiểm đang cận kề, điều mà giới y khoa mô tả một cách hoa mỹ là “sự cố
không lường trước”: nhau bong ra khỏi thành dạ con trước khi đứa bé chào
đời hoặc những dấu hiệu thai suy như nhịp tim giảm.

Dữ liệu cho thấy trong suốt những năm mẹ tôi hành nghề, chỉ có khoảng
bốn phần trăm trường hợp bà đưa thai phụ đang chuyển dạ đến bệnh viện.

Trong đầu tôi không hề nghi ngờ chuyện mẹ tôi và giới y khoa không ưa
nhau. Nhưng bà không bao giờ để những mâu thuẫn ấy ảnh hưởng đến sức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.