của chúng khi có ai đó lại ngu ngốc đến nỗi thử làm một việc như thế tại
nhà.
“Như nhiều bà mụ, bà ấy có lẽ đã được dân làng nhìn nhận với một thái độ
vừa khâm phục vừa ganh tị, vừa sợ hãi vừa tôn trọng,” Stephen nói, nhắc
đến một bà mụ sống vào cuối thế kỉ mười tám, tác giả quyển nhật kí mà ông
đã đọc kĩ. Người phụ nữ đó từng hành nghề ở New Hampshire, và quyển
nhật kí hai trăm năm tuổi của bà đã được phát hiện và xuất bản khi tôi học
lớp sáu. Tôi chưa đọc quyển sách đó, nhưng mẹ tôi và các bà mụ bằng hữu
của bà thì đã đọc rồi, và người phụ nữ ấy - Priscilla Mayhew ở xứ Fullerton
- đã trở thành một vị thánh nhỏ và một hình mẫu lớn trong mắt họ.
“Làm bà mụ luôn luôn là như thế,” ông nói với thái độ trang nghiêm, bình
thản bước trước mặt bồi thẩm đoàn. “Với một số người, họ là phù thủy -
hoặc, ngày nay, là loài lạc hậu kì lạ và có phần nguy hiểm của một thời đại
khác. Nhưng trong mắt những người khác, họ là những người chữa bệnh.
Không ngạc nhiên khi phụ nữ thường xem họ như người chữa bệnh, còn
đàn ông xem họ như phù thủy dễ khóc. Hoặc là pháp sư. Hoặc là người vác
tù và hàng tổng. Bà mụ, về bản chất và nghề nghiệp, đã luôn luôn thách
thức chính quyền; họ luôn có vẻ quá độc lập - ý tôi là trong mắt đàn ông ấy.
Lịch sử nghề bà mụ của nước Mỹ chứa đầy những tên tuổi phụ nữ được đề
cao bởi những người cùng giới và bị tẩy chay bởi cánh đàn ông. Những tên
tuổi như Anne Hutchinson. Đúng thế, Anne Hutchinson. Thủ lĩnh tôn giáo
đầu tiên của nước Mỹ thuộc địa là một người phụ nữ và là một bà mụ.
“Không chỉ có một trí tuệ siêu phàm, Anne Hutchinson còn có một trái tim
mạnh mẽ và đôi tay êm ái của một bà mụ. Và bà có nhiều tín đồ. Vậy điều
gì đã xảy ra với Anne? Những người đàn ông - những người đàn ông - của
Massachusetts đã đày bà đến vùng rừng rậm, và với sự giúp đỡ của bà, nơi
đó đã trở thành tiểu bang Rhode Island xinh đẹp.
“Họ có hỏi xem các bà mẹ cảm thấy thế nào về việc này không? Không. Dĩ
nhiên họ không hỏi,” Stephen nói tiếp, ông lắc đầu và mỉm cười với các bồi