“Lúc đó tôi đã làm ít nhất tám hoặc chín lần,” bà nói với Tanner, nhắc đến
số lần hô hấp nhân tạo bà đã thực hiện trên người Charlotte, “và tôi vẫn
không nghe được nhịp tim của cô ấy - nhưng tôi nghe được nhịp tim của
thai nhi. Tôi phải làm gì bây giờ, để cho cả hai người chết à?”
Tôi sẽ không nói mọi lời khai của bà đều hùng hồn, nhưng đã có một số
phần nói chuyện đầy khí thế, và bà đã lấy lại được sự rõ ràng từng thể hiện
vào đầu buổi sáng hôm đó.
Và Tanner không hề hỏi câu hỏi mà tôi lo sợ - và có thể là câu hỏi mà mẹ
tôi và Stephen sợ nhất: Liệu bà có tuyệt đối không hề nghi ngờ rằng
Charlotte Bedford đã chết khi bà tiến hành mổ lấy thai không? Nhưng
Tanner không biết mẹ tôi viết gì trong nhật kí, vì thế lão cho rằng không hề
có mối nghi ngờ nào. Hỏi bà câu ấy trước mặt bồi thẩm đoàn sẽ chỉ gây tổn
hại cho vụ kiện của chính quyền bang, vì như thế là cho bà thêm một cơ hội
nữa để nói rằng Charlotte đã chết khi bà chọn cách cứu mạng đứa bé.
Dù có vài điểm lóe sáng trong buổi chiều hôm đó, cuộc đối chất của mẹ tôi
và phần còn lại của phiên tòa vẫn có vẻ như đều đều, không có cao trào đối
với tôi.
Tối thứ tư, tôi đem những quyển nhật kí của mẹ từ xe vào nhà cho bà và đề
nghị được cất chúng lại kệ sách.
“Con thật là đáng yêu,” bà nói. “Cám ơn con.”
Tôi vuốt phẳng hết cỡ những trang mà tôi đã tháo ra trước khi gắn chúng
vào các quyển sổ, nhưng nhìn là biết đã có người từng gỡ chúng ra. Dường
như mẹ không viết gì thêm vào nhật kí tối hôm đó, và bà đã quá mệt nên
thậm chí chẳng xem lại chúng trước khi đi ngủ.
Ngày hôm sau, thứ năm, các bác sĩ sản khoa và chuyên viên thẩm nghiệm y
lý tư pháp của chúng tôi đều nói bằng cách này hoặc cách khác rằng theo
quan điểm của họ, mẹ tôi đã không giết Charlotte Bedford. Nhưng Bill
Tanner vẫn đảm bảo làm cho mỗi nhân chứng thừa nhận rằng đã nhận một