nhẫn, trước khi đưa thai phụ đến bệnh viện để bác sĩ gây mê, sau đó rạch
bụng và thành tiểu của thai phụ rồi nhấc đứa bé ngơ ngác lên dưới ánh đèn
huỳnh quang của phòng mổ.
Mẹ tôi biết đẻ tại nhà không phải dành cho tất cả mọi người, nhưng bà
muốn nó được duy trì thành một lựa chọn cho những ai có nhu cầu. Và nếu
bà có trở thành bác sĩ hay nữ hộ sinh đi chăng nữa, thì chắc chắn Ủy ban
nghề y của bang cũng sẽ phải cố gắng ép buộc mới khiến bà chịu hành nghề
trong bệnh viện.
Quy định là như thế vào thời đó; quy định là như thế vào lúc này. Nếu bác
sĩ và nữ hộ sinh đỡ đẻ tại nhà, thì họ sẽ hành nghề mà không có bảo hiểm
sai sót hoặc sự phê chuẩn của bang. Vì thế theo quan điểm của mẹ tôi,
chẳng có lý do gì để lấy bằng cấp y khoa cả. Bà biết mình đang làm gì.
Liệu Sibyl Danforth có ghét bệnh viện và điều mà các công tố viên mô tả là
cơ sở y tế không? Đã có lúc, tôi nghĩ rằng bà ghét những nơi đó. Bà có phải
là, như họ gọi, một kẻ nổi loạn không? Còn phải hỏi. (Dù khi bị buộc tội là
người nổi loạn trước tòa, bà đã mỉm cười và nói, “Tôi thích nghĩ mình là
một người tiên phong hơn.” Mỗi khi đọc đến đoạn ghi chép đó trong những
đống hồ sơ giấy tờ tòa án mà tôi đã thu thập được, tôi lại mỉm cười.)
Có những chuyện hài hước về thái độ chống bác sĩ sản phụ khoa của mẹ
nhưng chúng không bao giờ xuất hiện ở tòa án. Trong một bức ảnh của mẹ
chụp năm 1969, bà đứng dựa lưng vào một chiếc xe con bọ VW, và ở đầu
gối bà là hai miếng dán: HÃY HỎI CHÍNH QUYỀN! và CHỈ CÓ VỊT MỚI
ĐƯỢC LÀM LANG BĂM. Lòng nghi ngại bà dành cho cái gọi là quyền
lực bị xói mòn của những giáo sư và hiệu trưởng cao đẳng, bà cũng dành nó
cho các bác sĩ và ban quản trị bệnh viện.
Và dù cho bà đã bỏ qua rất nhiều sự bất tín nhiệm dành cho bác sĩ - dù bà
chưa bao giờ lãng phí thời gian khi quyết định một thai phụ cần can thiệp y
tế, dù bà chắc chắn đưa tôi đến bác sĩ nhi khi tôi thấy không khỏe lúc còn
bé - đa số bác sĩ lại chưa bao giờ tin tưởng bà.