- Ở đây, chúng tôi đã quy ước viết như thế nghĩa là ngoài chữ số ba ra
không còn hy vọng có thêm chữ số nào khác. Và số ba gọi là chu kỳ. Cũng
chính vì thế phân số mới được gọi là phân số tuần hoàn, tức là có chu kỳ. Đây
lại là một lệnh nữa, - ông già phụ trách máy nghiền nói tiếp, - chia một cho
bảy. Lại phải nghiền thôi.
- Bây giờ cụ để cháu nghiền cho, - Ô-lếch đề nghị.
Máy nghiền bắt đầu quay. Thoạt đầu máy tuôn ra số không, rồi đến dấu
phẩy. Tiếp đó là chữ số một.
- Ồ, lần này toàn số một cả. - Xê-va nói.
- Đừng hấp tấp! - Ông già ngắt lời cậu ta.
Quả nhiên ông cụ nói đúng. Tiếp sau số một, tuôn ra số bốn, sau đó là số
hai, rồi đến số tám, số năm, số bảy:
0,142857
- Thế thì không phải là phân số tuần hoàn rồi, - Xê-va reo lên.
- Đừng nghe cậu ấy! - Ông già bảo Ô-lếch, - Việc ta ta cứ làm.
Ô-lếch tiếp tục quay và... lại thấy máy tuôn ra chữ số một. Tiếp theo đó
lại là các chữ số bốn, hai tám, năm và cuối cùng là chữ số bảy.
Các chữ số xếp thành hàng ngay ngắn:
0,142857142857
- Như vậy là lại trở lại như lúc đầu. - Ô-lếch quyết đoán. - Rõ ràng hãy
giờ sáu chữ số này cũng gọi là một chu kỳ chứ gì? Chu kỳ mới dài làm sao!
- Cháu cũng biết cách viết kết quả thế nào cơ! - Xê-va reo lên. - Viết như
thế này: 0,(142857). Cháu viết chu kỳ trong dấu ngoặc như thế có đúng
không ạ?
- Đúng lắm! - Ông già công nhận.