cảnh Go fried bị trùm kín mít, cứ như cậu ấy không còn thuộc bọn
chúng tôi, tôi bèn lật chiếc măng-tô khỏi đầu cậu ấy. Giờ đây tuyết
đậu lên mặt Go fried, lên mắt, lên miệng cậu ấy, nhưng tuyết
không tan. Tôi móc khăn tay phủi tuyết đi và trùm áo lại.
Koster quay ra. “Không thấy gì à?”
“Không”.
Cậu ta lên xe. “Giờ tụi mình lượn tiếp các phố khác. Mình có linh
cảm sẽ chạm trán chúng bất kỳ lúc nào”.
Chiếc xe rú lên rồi lập tức ắng xuống. Chúng tôi lướt nhẹ xuyên
màn đêm quay cuồng tuyết trắng, hết phố này sang phố khác, đến
mỗi khúc quành tôi phải ôm chặt Go fried để cậu ta khỏi tuột
xuống, thỉnh thoảng chúng tôi lại dừng xe quá một quán rượu
quãng trăm thước, và Koster lại sải chân chạy ngược về quán ngó
thử. Cậu ta đang trong cơn ám ảnh lạnh lùng, u ám, không hề nghĩ
tới chuyện phải đưa Go fried về nhà cái đã; hai lần cậu ta toan quay
về, nhưng rồi lại quành xe lại, vì cậu ta sợ biết đâu chính lúc ấy bốn
thằng kia lại thò mặt ra đường.
Chợt chúng tôi thấy xa xa trước mặt, trên con đường dài trống
vắng, một tốp người đen sẫm. Koster lập tức tắt bộ đánh lửa, và êm
ru, không đèn, chúng tôi tiến lại gần. Bọn người này không nghe
chúng tôi đến, chúng đang tán chuyện. “Bốn thằng”, tôi rỉ tai
Koster. Đúng lúc ấy xe rú lên, vọt nốt hai trăm mét cuối cùng, chồm
hai bánh lên hè đường và phanh két, xoay ngang, khựng lại cách
bọn người đang kêu thét lên kia đúng một mét. Nửa người Koster
thò khỏi xe, vồng lên tựa một cây cung thép, sẵn sàng lao bổ xuống
với bộ mặt không khoan nhượng của tử thần.
Đó là bốn người vô tội đã luống tuổi. Một người trong bọn bị say
rượu. Họ chửi rủa ầm ĩ. Koster chẳng nói chẳng rằng. Chúng tôi đi
tiếp. “O o này”, tôi nói, “hôm nay chắc chẳng tóm được nó đâu.
Mình không tin nó đã dám ló mặt ra đường”.