“Ừ, có thể”, lát sau cậu ta đáp và quay xe. Chúng tôi về nhà
Koster. Phòng cậu ta có lối vào riêng, chẳng sợ làm ai thức giấc.
“Sao cậu không muốn thả nó cho cảnh sát? Có phải họ đã giúp mình
lùng nó rồi không. Trong khi tụi mình trông thấy nó khá rõ”.
Koster nhìn tôi.
“Vì tụi mình sẽ tự tay thanh toán món nợ này, không cần đến
cảnh sát. Cậu tưởng rằng” - giọng cậu ta hạ xuống hết sức khẽ, ghìm
lại, nghe rợn người - “cậu tưởng rằng mình sẽ trao nó cho cảnh sát
à? Để nó ngồi tù vài năm sao? Cậu thừa biết thảy các vụ như thế sẽ
kết thúc thế nào! Những thằng khốn ấy biết chúng sẽ tìm được
những vị chánh án yếu lòng! Đừng hòng nhé! Nói để cậu biết, cảnh
sát có tóm được nó đi nữa, mình cũng sẽ khai là không phải nó, nó
phải rơi vào tay mình mới xong! Go fried chết mà nó lại sống!
Đừng hòng”. Chúng tôi nhấc cáng khỏi ghế xe và khiêng Go fried
xuyên tuyết, xuyên gió vào nhà, tưởng chừng như hai thằng đang ở
ngoài mặt trận Flanders khiêng một đồng đội tử trận từ chiến hào
về hậu tuyến.
Chúng tôi mua một cỗ quan tài và một miếng đất trong nghĩa
trang thành phố. Go fried được mai táng vào một ngày quang
đãng, ngập nắng. Chúng tôi tự tay đóng nắp quan tài và khiêng linh
cữu xuống cầu thang. Người đi đưa lác đác. Ferdinand, Valentin
Alphonse, gã bồi rượu Fred, Georgie, Jupp, mụ Stoss, Gustave,
Stefan Grigoleit và Rosa. Đến trước cổng nghĩa trang, chúng tôi phải
chờ hồi lâu. Trước chúng tôi còn có hai đám chưa vào được. Một
đám đi xe tang màu đen, đám kia gồm những chú ngựa phủ khăn
đen và ngân tuyến, rồng rắn đằng sau là một đoàn dài dằng đặc
những kẻ chịu tang đang trò chuyện sôi nổi.
Chúng tôi nhấc quan tài khỏi xe và tự tay hạ huyệt bằng dây
thừng. Người phụ huyệt lấy làm hài lòng vì bác ta đã có khối việc ở
những nấm mồ khác. Chúng tôi cũng mời một cha cố đến. Chẳng
hiểu Lenz mà biết sẽ nói gì, nhưng Valentin bảo nên mời. Đương