một đơn thuốc sống đầy sợ hãi, không hơn. Chẳng ích gì. Bệnh em
càng nặng lên. Đừng ngắt lời em, em biết trước điều anh định nói.
Em cũng biết thế là liều lĩnh. Nhưng ngày nào em còn được sống,
được bên anh… hãy để em làm những gì em muốn”.
Mặt nàng đỏ hồng trong ráng chiều. Gương mặt nghiêm trang,
điềm tĩnh, tràn đầy tình âu yếm thiết tha. Chúng mình đang nói cái
gì thế này? Tôi tự hỏi, miệng se lại, có lẽ nào chúng tôi đang đứng
đây và lảm nhảm về cái điều không bao giữ có thể, cũng như được
phép xảy đến? Thế mà chính Pat đã nói ra những lời đó, bình thản,
gần như không chút buồn rầu, tuồng như không còn chút gì để
cưỡng lại, kể cả những mảnh tơi tả của một niềm hy vọng dối lừa,
chính Pat, người hầu như còn là một đứa trẻ cần được tôi che chở,
Pat, người bỗng chốc rất xa cách tôi, đã gần gũi và cam chịu với cái
vô danh ở phía bên kia.
“Em không được nói như vậy”, cuối cùng tôi khẽ lẩm bẩm. “Anh
chỉ nghĩ có lẽ mình nên hỏi qua bác sĩ trước khi đi chơi”.
“Mình không hỏi ai nữa, không hỏi ai hết!”, nàng lắc mái đầu
nhỏ xinh đẹp và nhìn tôi với cặp mắt mà tôi yêu dấu. “Em không
muốn biết tí gì nữa cả. Em chỉ còn muốn được sung sướng”.
Tối, trong các hành lang của Viện điều đưỡng có tiếng xì xầm và
tiếng bước chân đi lại. Antoineio chuyển một lời mời đến chúng tôi.
Nội tối nay, người ta còn tổ chức một cuộc tụ họp bên phòng bác
người Nga.
“Tôi đi cùng e có bất tiện không?”, tôi hỏi.
“Ở đây sao?”, Pat hỏi lại Antoineio.
“Ở đây người ta có thể làm nhiều chuyện đáng ra không được
phép”, Antoineio mỉm cười đáp.
Bác người Nga là một người đàn ông đã đứng tuổi, da ngăm
ngăm. Bác sống trong hai phòng trải đầy thảm. Những chai rượu
đứng xếp hàng trên nóc một cái rương. Cả hai phòng đều tranh tối